Bệnh sỏi ống mật chủ hay con còn gọi là sỏi đường mật là một căn bệnh
khá phổ biến ở nước ta khi chiếm đến hơn 80% trong tổng số bệnh nhân bị sỏi mật.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm
như gây tắc mật, gây viêm, chảy máu đường
mật, viêm tụy cấp… Vậy bệnh sỏi trong ống mật chủ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng
và cách điều trị như thế nào? Cùng Sỏi Mật Trái Sung tìm hiểu ngay qua bài viết
sau đây.
Sỏi ống mật chủ là gì?
Sỏi ống mật chủ là sỏi nằm trong
đường dẫn mật (ống mật chủ) nên còn được gọi là sỏi đường mật. Ống mật chủ
là ống dẫn dịch mật trực tiếp từ gan xuống tá tràng để hỗ trợ tiêu
hóa thức ăn. Trong quá trình dịch mật chảy từ gan xuống tá tràng thì sẽ có khoảng
5% dịch mật được đổ vào túi mật và dự trữ ở đó.
Do vậy, ống mật chủ rất quan
trọng trong việc lưu thông dịch mật. Nếu xuất hiện sỏi ở ống mật
chủ sẽ làm giảm đáng kể lượng dịch mật xuống tá tràng, gây đầy chướng,
chậm tiêu. Kích thước sỏi lớn sẽ gây tắc nghẽn đường mật, dẫn đến
các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh như viêm
túi mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp…
Vị trí của sỏi trong túi mật, sỏi trong ống mật chủ - Ảnh minh họa |
Nguyên nhân hình thành sỏi trong ống mật chủ
Sỏi ống mật chủ có thể
được hình thành trong ống mật chủ (thường là sỏi sắc tố nâu) hoặc
sỏi từ đường mật trong gan hay túi mật (sỏi cholesterol) di chuyển
xuống ống mật chủ. Kích thước sỏi nhỏ thì có thể qua được cơ vòng
Oddi xuống tá tràng, ra hậu môn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người
bệnh. Nhưng nếu kích thước sỏi lớn thì sẽ bị mắc kẹt lại ở ống
mật chủ, gây tắc nghẽn đuờng mật hoặc viêm tụy cấp nếu sỏi ở đường
chung tụy mật.
Nguyên nhân chính hình thành
sỏi sắc tố ở ống mật chủ là do nhiễm khuẩn, nhiễm kí sinh trùng.
Vi khuẩn gây tổn thương thành đường mật khiến các tế bào viêm loét
bong vào dịch mật, đồng thời làm kết tủa một số thành phần của
dịch mật (sắc tố mật, muối mật) và tạo thành các viên sỏi. Một số
trường hợp khác, giun chui lên ống mật mang theo trứng hoặc xác giun ở
trong ống mât sẽ là nhân sỏi cho sắc tố mật lắng đọng bám vào, phát
triển dần thành sỏi ống mật chủ.
Bên cạnh đó, phụ nữ có thai
hoặc thời kì tiền mãn kinh, người bệnh đái tháo đường, béo phì… là
những đối tượng có nguy cơ cao mắc sỏi mật do có sự thay đổi chuyển
hóa, nội tiết trong cơ thể. Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi,
gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới và đặc biệt ở những người đã phẫu
thuật cắt bỏ túi mật sau 3 năm thì nguy cơ hình thành sỏi ống mật
chủ rất cao.
Cấu tạo của hệ thống gan, túi mạt, ống mật chủ, tá tràng trong cơ thể- Ảnh minh họa. |
Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sỏi ống mật
Bệnh sỏi mật nói chung
thường không xuất hiện các triệu chứng hoặc chỉ xuất hiện các triệu
chứng mơ hồ như đầy chướng, chậm tiêu. Tuy nhiên khi đường mật bị tắc
nghẽn thì sẽ xuất hiện 3 triệu chứng điển hình (tam chứng Charcot)
là: đau hạ sườn phải, sốt, vàng da. Đặc biệt với sỏi ở ống mật
chủ thì các triệu chứng trên sẽ tái phát nhiều lần.
- Vàng da: là triệu chứng
xảy ra muộn nhất, sau 24 – 48h xuất hiện triệu chứng đau, sốt. Dịch
mật bị tắc nghẽn và ứ đọng ở gan, bilirubin trong dịch mật vào máu
gây vàng da, vàng niêm mạc mắt.
- Sốt: Dịch mật ứ trệ tạo
điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Vi khuẩn tiết
ra nội độc tố gây sốt cao 39 – 40°C, run lạnh, vã mồ hôi. Triệu chứng
sốt thường xuất hiện sau 2 – 3h xảy ra các cơn đau quặn.
- Đau hạ sườn phải: Các cơn
đau thường xuất hiện đột ngột, dữ dội và kéo dài, có thể sau ăn 1 –
2h hoặc xảy ra tại bất kì thời điểm nào trong ngày. Đau lan lên ngực
hoặc ra sau lưng. Nguyên nhân gây ra các cơn đau thường do sỏi di chuyển
hay do tăng co bóp ống mật, tăng nhu động túi mật và tăng áp lực
đường mật.
- Ngoài ra còn xuất hiện một
số triệu chứng khác như: Nôn, buồn nôn, ngứa (do nhiễm độc muối mật),
vàng mắt, nước tiểu vàng sẫm (do sắc tố mật đào thài qua nước
tiểu), phân bạc màu (do thiếu sắc tố mật).
Triệu chứng, biến chứng của sỏi ống mật chủ. |
Biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi trong ống mật chủ
Sỏi ống mật có thể gây tắc
nghẽn đường mật, dẫn đến nhiễm trùng và sinh ra các biến chứng tại
chỗ (viêm đường mật, chảy máu đường mật, viêm phúc mạc mật…) hay
toàn thân (shock nhiễm trùng, viêm tụy cấp, suy thận cấp…).
Các biến chứng do sỏi ống
mật chủ gây ra đều có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Do đó
mục tiêu điều trị chính của bệnh là phòng ngừa các biến chứng và
cải thiện các triệu chứng, giúp người bệnh chung sống hòa bình với
sỏi, nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh.
- Viêm đường mật, viêm túi
mật: Do vi khuẩn đường mật gây ra. Khi kích thước sỏi ống mật chủ
lớn sẽ làm tắc nghẽn, ứ đọng dịch mật ở đường mật trong gan, ống
mật, túi mật. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát
triển mạnh mẽ và gây nhiễm trùng, viêm đường mật.
- Rối loạn đông máu và chảy
máu đường mật: Tắc nghẽn đường mật do sỏi sẽ gây ứ mật trong gan và
suy giảm chức năng gan. Các tế bào gan sẽ giảm tổng hợp Prothrombin
và các yếu tố đông máu khác. Đồng thời dịch mật bị thiếu hụt sẽ
giảm hấp thu các chất béo, đặc biệt là vitamin K – vitamin cần thiết
trong quá trình tổng hợp Prothrombin. Mặt khác, nhiễm trùng đường mật
gây tổn thương thành ống dẫn mật, do đó cũng gây tổn thương các mạch
máu, dễ dẫn đến chảy máu đường mật. Vì vậy, chảy máu đường mật là
biến chứng rất dễ xảy ra trong nhiễm trùng đường mật.
- Viêm mủ đường mật: Tắc mật
gây nhiễm khuẩn đường mật và ngược lại, do đó nếu bệnh không được
phát hiện sớm thì tình trạng nhiễm trùng sẽ ngày càng nặng hơn và
tạo thành các ổ mủ, viêm nặng.
- Áp xe đường mật, áp xe gan:
Nhiễm trùng đường mật ngoài gan tiến triển nặng sẽ gây áp xe đường
mật và ổ mủ sẽ đi ngược lên đường mật trong gan, tạo thành áp xe
gan.
- Viêm phúc mạc mật: Tắc
nghẽn dịch mật gây tăng áp lực trong đường mật và nhiễm trùng gây
giãn túi mật, phù nề thành đường mật sẽ làm dịch mật thấm dần
vào phúc mạc. Dịch mật nhiễm khuẩn vào ổ bụng, khu trú ở hạ sườn
phải hoặc lan ra khắp ổ bụng gây viêm phúc mạc. Đây là biến chứng
rất nguy hiểm, cần phải can thiệp ngoại khoa cấp cứu kịp thời.
- Viêm tụy cấp: Là biến
chứng ít gặp, do sỏi bị mắc kẹt ở ngã ba tụy mật, đoạn gần cuối
ống mật và gây trào ngược dịch mật vào tụy.
- Hội chứng gan thận: Đây là
biến chứng nhiễm trùng nặng nhất do sỏi ống mật chủ gây ra. Người
bệnh có nguy cơ tử vong rất cao và cần được điều trị chăm sóc đặc
biệt với các biện pháp hỗ trợ chức năng gan, thận, kết hợp với
điều trị nhiễm trùng.
Cách điều trị sỏi ống mật chủ
Điều trị phẫu thuật
Phẫu thuật kinh điển (mổ hở)
Mở ống mật chủ lấy sỏi dẫn lưu
Kehr: Phương pháp này trước đây đang được sử dụng thường quy để điều trị ngoại
khoa sỏi ống mật chủ.
Từ xa xưa cho đến nay vấn đề chủ yếu vẫn là phương pháp điều trị phẫu thuật, mổ
bụng và tiến hành các thao tác trên đường mật tuỳ theo các tổn thương bệnh lý của
nó.
Chỉ định:
Mổ cấp cứu: Thường chỉ định trên
bệnh nhân có biến chứng của sỏi đường mật:
như thấm mật phúc mạc, viêm phúc mạc mật do hoại tử túi mật, hoại tử đường mật
ngoài gan...
Mổ cấp cứu trì hoãn: Chỉ định
trong các trường hợp sỏi đường mật kèm theo sốc nhiễm trùng cần phải hồi sức nội
một thời gian ngắn, khi tình trạng bệnh tạm ổn định, thực hiện phẫu thuật.
Mổ theo kế hoạch: Được chỉ định ở
các bệnh nhân có sỏi mật chưa có biến chứng.
Các phương pháp phẫu thuật
Mục đích của phẫu thuật là lấy sỏi
và dị vật đường mật, tạo sự lưu thông mật
- ruột, dẫn lưu đường mật hoặc mổ nhẹ thì đầu cấp cứu để chuẩn bị cho lần
mổ tiếp theo triệt để hơn.
Vấn đề sỏi ống mật chủ đơn thuần và sỏi túi mật đơn thuần
cho đến nay ít có bất đồng về chỉ định
và phương pháp phẫu thuật; việc lấy sỏi thường ít gặp khó khăn. Tuy nhiên đối với những viên sỏi cắm chặt và phần thấp của ống mật chủ, việc lấy sỏi cần được
lưu ý hơn để tránh tổn thương cơ Oddi và
tuỵ tạng.
Đối với sỏi đường mật trong gan dễ bị bỏ sót
trong khi mổ hoặc không phát hiện hết khi
thăm dò hoặc không thể lấy hết sỏi ra được. Hiện nay ở Việt Nam lấy sỏi
chủ yếu vẫn là nhờ dụng cụ Mérizzi hoặc Desjardin có các cỡ số độ cong thích hợp
để xoay sở trong việc lấy sỏi. Dùng ống sonde Nelaton cho sâu vào trong gan rồi
dùng nước ấm bơm súc rửa để lấy sỏi nhỏ
và dị vật nhỏ.
Đối với sỏi nằm sâu trên cao hoặc
trong các ống gan hạ phân thuỳ, việc lấy
sỏi cần có soi đường mật trong mổ hoặc dùng các sonde như Dormia hoặc Fogarty để
lấy sỏi dễ dàng hơn các dụng cụ cứng.
Đối với bệnh sỏi gan trái: Nhờ nhu mô
gan mỏng sờ thấy sỏi mà không thể lấy qua đường ống mật chủ, một số
tác giả có khuynh hướng mở nhu mô gan lấy sỏi, nhưng thường bị rò mật,
có khi gây viêm phúc mạc sau mổ cũng rất nguy hiểm, do vậy đối với trường hợp đường mật
bị nhiễm trùng thì không có chỉ định
này.
Sau khi giải quyết lấy sỏi và dị
vật đường mật phải khâu ống mật chủ, để đảm
bảo an toàn cho đường khâu ống mật chủ ta thường dẫn lưu dịch mật bằng
sonde Kehr. Mục đích chính là làm giảm
áp lực đường mật, theo dõi diễn biến đường mật sau mổ và lợi dụng sonde Kehr để
chụp kiểm tra đường mật trong hoàn cảnh mổ sỏi mật ở Việt Nam.
Phương pháp dẫn lưu dịch mật
trong cơ thể bằng cách nối mật ruột với nhiều kỹ thuật. Phương pháp này được chỉ định trong
trường hợp có hẹp cơ Oddi, chít hẹp đường mật, sỏi mật kèm theo nang ống mật chủ.
Ngoài ra sỏi mật trong gan rải rác nhiều
nơi, nhiều sỏi hoặc sỏi mật đã phải mổ đi mổ lại nhiều lần.
Có nhiều phương pháp nối mật-tiêu
hoá khác nhau, việc lựa chọn phương pháp này tuỳ thuộc vào bệnh lý cũng như
thói quen của phẫu thuật viên. Phương pháp đơn giản nhất là nối ống mật chủ-tá tràng, tuy nhiên đã có nhiều nhược điểm: để lại
túi bịt ống mật chủ phía dưới là nguyên nhân của lắng đọng sỏi và ung thư hoá,
nhiễm trùng ngược dòng. Xu hướng hiện nay là nối ống mật chủ-hỗng tràng theo
phương pháp Roux-en-Y với nhiều ưu điểm: tránh được nhiễm trùng ngược dòng,
không có túi bịt ống mật chủ.
Phương pháp mở rộng cơ Oddi qua
đường tá tràng (còn được gọi là nối ống
mật chủ - tá tràng bên trong).
Phương pháp nối ống mật chủ tá
tràng kiểu miệng nối bên bên: Dễ làm, ít
biến chứng nhưng có nguy cơ nhiễm trùng ngược dòng do các vi khuẩn đường ruột, giun, thức ăn trào lên đường mật.
Phương pháp nối ống mật chủ - hỗng
tràng kiểu Ronal-Smith: được áp dụng trong trường hợp ống mật chủ bị chèn ép và u đầu tuỵ gây hẹp tá
tràng.
Phương pháp nối ống mật chủ – hỗng
tràng kiểu Roux en Y: có ưu điểm hạn chế tỷ lệ nhiễm trùng đường mật ngược
dòng do trào ngược.
Phẫu thuật cắt phân thuỳ + hạ phân
thùy gan trong điều trị sỏi gan.
Điều trị sỏi không phẫu thuật bằng thảo dược
Tán sỏi từ các dược liệu tự nhiên
là một phương pháp điều trị bệnh sỏi rất
hiệu quả và an toàn, ít gây tác dụng phụ, hạn chế khả năng sỏi tái phát lại sau
điều trị. Một số dược liệu tự nhiên hỗ trợ tán sỏi hiệu quả như: trái sung, kim
tiền thảo, hương phụ…
Hiện nay theo tây y thì có một số
phương pháp trị sỏi như tán sỏi qua da, phẫu thuật trực tiếp lấy bùn sỏi, viên
sỏi ra. Tuy nhiên người bệnh cần biết thêm là: Sỏi là bệnh mãn tính, có khả
năng tái phát cao, đặc biệt là có liên quan mật thiết đến các bộ phận khác như
gan, mật, thận…nên mặc dù đã phẫu thuật lấy sỏi thì sỏi vẫn có thể tái phát bất
cứ lúc nào. Từ đó người bệnh cần có phương pháp đề phòng (ăn kiêng, dùng thuốc
hỗ trợ) sỏi tái phát, biến chứng.
Điều trị sỏi bằng dược liệu tự
nhiên không những hỗ trợ tán sỏi mà còn cải thiện chức năng gan mật, thận…từ đó
hạn chế tối đa những biến chứng, phòng ngừa sỏi tăng kích thước, sỏi tái phát.
Sỏi Mật Trái Sung tổng hợp từ hơn 25 loại thảo dược khác nhau giúp hỗ trợ tán sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan hiệu quả đồng thời cải thiện chức năng gan-mật-thận. |
Thấu hiểu được vai trò, chức năng
của hệ thống gan mật cũng như những nguyên nhân gây nên sỏi mật, sỏi túi mật. Bằng
sự kết hợp của hơn 25 thành phần dược liệu trị sỏi khác nhau như: Trái sung,
Kim tiền thảo, Nấm linh chi, Hương phụ, Nhân trần, Kim ngân hoa, Uất kim.,… Sỏi
Mật Trái Sung giúp cải thiện chức năng gan mật, điều trị làm tan sỏi thận, sỏi mật, sỏi
túi mật, sỏi gan, sỏi ống mật chủ, chống viêm túi mật, viêm đường mật hiệu quả….
Đặc biệt là những trường hợp sau khi phẫu thuật bị tái phát lại bệnh.
Sự kết hợp của các loại thảo dược
trên không chỉ tạo ra tác động kép: lợi mật, tăng vận động đường mật, kháng khuẩn
và kháng viêm, từ đó giúp điều chỉnh được rối loạn của hệ thống gan mật nên
ngăn được nguy cơ tái phát sỏi, mà còn là một giải pháp hữu ích để giúp bạn loại
bỏ hoàn toàn các biến chứng sau cắt túi mật trên đường tiêu hóa.
Lời kết
Trên đây là những kiến thức cơ bản
về bệnh sỏi ống mật chủ mà Sỏi Mật Trái Sung tổng hợp và chia sẻ để giải đáp
cho những thắc mắc thường gặp như sỏi ống mật chủ là gì, nguyên nhân, triệu chứng
và cách điều trị như thế nào?... Bạn đọc quan tâm hoặc còn nhiều thắc mắc
về sỏi ống mật chủ hãy liên hệ ngay với Sỏi Mật Trái Sung để được tư vấn miễn
phí nhé.