Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Bệnh sỏi mật: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sỏi mật là gì? Bệnh sỏi mật có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sỏi mật như thế nào? Sỏi Mật Trái Sung sẽ đưa ra những khái niệm cơ bản nhất về căn bệnh này qua bài viết sau đây:

1. Sỏi mật là gì? Có những loại sỏi mật nào?


Sỏi mật là gì?

Sỏi mật là những viên sỏi, san sỏi nằm ở bên trong túi mật (tiếng Anh gọi là Gallstone). Túi mật là một bộ phận nối liền với gan và nằm ngay phía bên dưới gan. Túi mật là nơi dự trữ mật do gan bài tiết ra. Khi ăn thức ăn, túi mật có chức năng co bóp để đẩy dịch mật qua đường mật vào ruột non giúp tiêu hóa thức ăn. Những lắng đọng bất thường của các thành phần chính trong dịch mật sẽ hình thành nên bùn mật, sỏi mật, sạn mật. Sỏi mật thường gây ra đau bụng, viêm túi mật và viêm tụy.

Sỏi mật là bệnh rất thường gặp. Ước đoán khoảng 20% dân số thế giới sẽ bị sỏi mật trong cuộc đời của mình. Bệnh sỏi mật gặp nhiều ở nữ hơn nam và có xu hướng tăng dần theo tuổi. Nguyên nhân gây ra sỏi mật là bệnh viêm túi mật mãn tính, ứ đọng mật và nhiễm trùng túi mật. Hiện tượng táo bón cũng tạo ra cơ hội cho vi trùng đường ruột phát triển, dẫn đến viêm tá tràng, túi mật và ống mật, do đó nó làm cho mật dễ lắng xuống thành sỏi.

Sỏi mật có 3 loại:

- Sỏi sắc tố mật: Loại này ít gặp.

- Sỏi cholesterol: Thường đi đôi với tình trạng cholesterol cao trong máu. Cholesterol dễ gây sỏi nếu nó có các chất béo khác kèm theo, thường gắn liền với tình trạng béo phì. Theo nghiên cứu của Đại học Kentucky (Mỹ), béo phì là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây bệnh sỏi túi mật. Theo dõi trong 15 năm cho thấy, 3.200 trong tổng số 42.000 phụ nữ béo phải mổ sỏi mật. Người có vòng eo hơn 91,5 cm nguy cơ mổ lấy sỏi mật cao gấp đôi người có vòng eo dưới 66 cm.

– Sỏi hỗn hợp: Được tạo thành khi hàm lượng cholesterol chiếm 30%-70% dịch mật.

Sỏi cholesterol bao gồm ít nhất 60% là cholesterol và thường gặp ở Hoa Kỳ và Tây Âu. Sỏi sắc tố thì màu nâu hoặc đen do có nồng độ sắc tố mật cao và chiếm tỷ lệ trên 90% bệnh sỏi mật ở người Châu Á.

Bệnh sỏi mật và cách điều trị
Hình ảnh về sỏi mật (Gallstone).

2. Nguyên nhân gây bệnh sỏi mật


Nguyên nhân gây sỏi mật: Mật do gan tạo ra và được dự trữ trong túi mật. Những thành phần cơ bản trong mật là muối mật, bilirubin, và cholesterol. Sỏi mật được hình thành là do mất cân bằng các thành phần này. Cholesterol được giữ giới hạn bình thường là do nó hòa tan trong muối mật. Một sự gia tăng số lượng cholesterol trong mật làm quá khả năng hòa tan của muối mật sẽ dẫn tới hình thành sỏi cholesterol. Tương tự vậy, sự giảm số lượng muối mật cũng thúc đẩy việc hình thành sỏi cholesterol.  Sự giảm co bóp và túi mật rỗng, thường gặp ở thai kỳ, là một yếu tố quan trọng khác để hình thành sỏi cholesterol.

Sỏi sắc tố mật thường liên quan tới tình trạng nhiễm trùng mạn tính ở đường mật. Điều này thường thấy nhất ở các quốc gia Châu Á, nơi mà tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường mật thường gặp. Những bệnh nhân mắc bệnh về máu có thể gây ra phá hủy hồng cầu nhiều làm gia tăng số lượng bilirubin trong mật, do đó gây ra hình thành sỏi sắc tố mật.

Ai là người có nguy cơ bị sỏi mật ?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ đã được xác định trong việc hình thành nên sỏi cholesterol. Trước tuổi thanh thiếu niên sỏi mật rất ít gặp, còn sau tuổi 40 tỉ lệ này gia tăng rõ rệt. Những yếu tố nguy cơ khác để hình thành nên sỏi mật bao gồm : nữ , sanh đẻ nhiều, uống thuốc ngừa thai, chế độ ăn nhiều chất béo và ít chất sợi, béo bệu, sụt cân nhanh, một vài loại thuốc, bệnh đường ruột làm mất muối mật như là bệnh Crohn và do yếu tố di truyền nữa.

Nguy cơ sỏi cholesterol đặc biệt cao ở những phụ nữ sanh đẻ nhiều. Hormon estrogen của nữ làm gia tăng nồng độ cholesterol trong mật và giảm sự co bóp của túi mật. Tác dụng của estrogen cũng được chứng minh ở những người dùng thuốc ngừa thai và phụ nữ dùng liệu pháp estrogen thay thế thì nguy cơ sỏi mật gia tăng.

Vai trò của chế ăn trong việc hình thành nên sỏi mật thì không rõ ràng. Tuy nhiên, chế độ ăn có calorie cao, nhiều béo, ít sợi đã cho thấy có liên quan đến nguy cơ của sự hình thành nên sỏi cholesterol. Điều đáng chú ý là nồng độ cholesterol huyết thanh cao có thể không là nguy cơ cao của sỏi cholesterol nhưng trái lại nồng độ triglyceride cao lại có thể là yếu tố nguy cơ. Béo bệu thường kèm với sự gia tăng bài tiết cholesterol trong mật, vì vậy làm gia tăng nguy cơ bị sỏi cholesterol. Khi người béo bệu trãi qua thời kỳ sụt cân nhanh chóng thì nguy cơ bị sỏi mật lại tăng hơn nữa. Điều này xảy ra là do hậu quả của sự gia tăng cholesterol và giảm muối mật ở những bệnh nhân có chương trình giảm cân nhanh.

Những bệnh có ảnh hưởng lên ruột có thể làm mất muối trong cơ thể và dẫn tới sự hình thành sỏi cholesterol. Đây là điều quan trọng cần để ý những bệnh nhân bị bệnh Crohn, một bệnh viêm ruột non, nguy cơ cao bị sỏi mật hơn. Để biết thêm, xin vui lòng đọc phần bệnh Crohn.

Những thuốc làm hạ thấp lipid trong cơ thể như là clofibrate có thể làm gia tăng cholesterol trong mật và dẫn tới làm gia tăng nguy cơ cao bị sỏi mật .

Yếu tố di truyền đóng vai trò khá quan trọng. Sỏi mật thường gặp ở nhiều thành viên trong gia đình. Một ví dụ khá rõ ràng cho vấn đề này là ở những người Pima Indian sống ở Tây Nam Mỹ, nơi bệnh sỏi mật ở phụ nữ trẻ có thể tới 80%.

Những yếu tố nguy cơ của sỏi sắc tố mật là vệ sinh ăn uống kém thường liên quan tới sự gia tăng sắc tố bilirubin trong mật. Điều này được thấy rõ ở những bệnh có sự phá hủy hồng cầu như bệnh hồng cầu hình liềm, sốt rét hoặc trên nền bệnh gan như xơ gan.

3. Triệu chứng bệnh sỏi mật


- Đau: Trong trường hợp điển hình đau đột ngột xuất hiện, thành cơn dữ dội, đau vùng hạ sườn phải lan lên vai phải hoặc sau lưng, đau làm người bệnh lăn lộn trên giường, cũng có thể đau làm người bệnh không dám thở mạnh. Trong trường hợp không điển hình, đau chỉ âm ỉ hoặc tức nặng ở hạ sườn phải, đau đôi khi ở vùng thượng vị và lan lên ngực.

- Sốt: Là do nhiễm khuẩn đường mật, nếu không có nhiễm khuẩn thì không có sốt, có thể sốt cao, rét run nhưng cũng có khi sốt nhẹ, sốt thường đi kèm với đau, có khi sốt kéo dài.

- Vàng da: Da và củng mạc mắt vàng là do tắc mật, xuất hiện khi sỏi ở ống mật chủ, ống gan hoặc trong gan tùy theo mức độ tắc mật mà vàng nhẹ hay vàng đậm. Trong trường hợp chỉ có sỏi túi mật đơn thuần thì không gây vàng da.

- Gan to bất thường: Gan to là triệu chứng thường gặp của sỏi mật, mức độ gan to phụ thuộc vào mức độ tắc mật, sỏi túi mật  không gây gan to. Tắc mật do sỏi trong ống mật chủ có thể xuất hiện túi mật to.

Bệnh sỏi mật và cách điều trị - 1
Đau, sốt, vàng da và gan to bất thường là các triệu chứng của sỏi mật.
Một số bệnh nhân bị sỏi mật có những triệu chứng như không thích ăn mỡ, hay ợ chua, ợ hơi hoặc đầy bụng. Những triệu chứng không rõ ràng này là những triệu chứng có liên quan tới sỏi. Trong những trường hợp này, điều quan trọng là phải loại trừ những bệnh khác cũng có triệu chứng tương tự.

Để chẩn đoán đúng bệnh: Dựa vào triệu chứng điển hình kinh điển đó là: đau, sốt và vàng da. Xét nghiệm có thể thấy tăng bạch cầu trong máu, bilirubin máu tăng khi có tắc mật. Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ rất có giá trị giúp chẩn đoán sỏi mật. Đối với sỏi túi mật, siêu âm là phương pháp rẻ tiền mà có giá  trị cao trong chẩn đoán.

4. Biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi mật:


Mặc dù cơn đau quặn mật là triệu chứng thường gặp, nhưng những biến chứng nghiêm trọng khác có thể xảy ra. Viêm túi mật cấp là biến chứng xảy ra do viêm nhiễm túi mật bởi sự tắc nghẽn kéo dài ở ống túi mật do sỏi. Triệu chứng điển hình bao gồm sốt và đau vùng bụng trên bên phải kéo dài, tăng lên khi sờ, thở sâu và ho. Số lượng bạch cầu gia tăng nói lên sự hiện diện của viêm hoặc nhiễm trùng túi mật. Hiếm khi, viêm gây thủng hoặc vỡ túi mật.

Khi túi mật thủng sẽ lan tràn vào những cơ quan kế cận như là ruột non, sỏi mật có thể đi qua chỗ thủng để vào ruột non. Nếu viên sỏi lớn, nó có thể gây tắc ruột gọi là tắc ruột do sỏi. Sự tắc ruột làm ngăn cản chức năng bình thường của ruột.

Sỏi mật cũng có thể di chuyển từ túi mật vào trong đường mật. Đường mật là một ống dẫn mật từ gan và túi mật vào ruột non. Bệnh nhân bị sỏi trong đường mật có thể không có triệu chứng. Khi sỏi làm tắc nghẽn đường mật lúc đó mới gây ra triệu chứng như  : đau bụng dữ dội, vàng da, vàng mắt, nhiễm trùng đường mật, và có thể viêm tụy cấp. Cùng với đau bụng và vàng da, nhiễm trùng đường mật có thể gây ra sốt cao lạnh run, đôi khi nhiễm trùng huyết làm đe dọa tính mạng bệnh nhân. Viêm tụy có nghĩa là tình trạng viêm của tuyến tụy, đây là bệnh nội khoa nặng.

5. Điều trị sỏi mật như thế nào?


Điều trị hỗ trợ bằng giảm đau và kháng sinh, nhưng chủ yếu vẫn phải  lấy sỏi mật.

Đối với bệnh sỏi túi mật:

- Dùng thuốc giúp tan sỏi, áp dụng đối với sỏi cholesterol dưới 1,5cm, tốt nhất với sỏi dưới 5mm, thời gian dùng kéo dài 6-24 tháng, ursodeoxycholic acid 8-10mg/kg trọng lượng.

- Tán sỏi bằng sóng, làm tan sỏi trực tiếp bằng hóa chất.

- Cắt túi mật qua nội soi: dùng với sỏi to, gây đau nhiều hoặc gây viêm túi mật, đây là phương pháp  hiện nay thường dùng phổ biến, rút ngắn thời gian nằm viện và  hồi phục sức khỏe nhanh.

- Cắt túi mật bằng mổ phanh: áp dụng trong trường hợp mổ nội soi thất bại hoặc viêm mủ túi mật.

Đối với sỏi trong gan và ống mật chủ:

- Lấy sỏi qua nội soi ngược dòng cắt cơ oddi, áp dụng với sỏi ở ống mật chủ, sỏi nhỏ dưới 1,5cm, phương pháp này giúp tránh được phẫu thuật.

- Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng, áp dụng với sỏi to.

- Phẫu thuật để lấy sỏi.

Sỏi Mật Trái Sung – Điều trị bùn mật, sỏi mật, sỏi thận, sỏi gan

Sỏi Mật Trái Sung là sản phẩm được bào chế từ hơn 25 dược liệu tự nhiên (trái sung, kim tiền thảo, kim ngân hoa, uất kim,…) có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về Sỏi: sỏi mật, túi mật, sỏi thận, sỏi gan. Sản phẩm được nghiên cứu, phát triển từ phương thức dân gian của Lương y Phan Văn Sang.

  1. Được tổng hợp từ hơn 25 dược liệu chuyên điều trị sỏi: Trái sung, Nấm linh chi, Kim tiền thảo, Hương phụ…
  2. Được Bộ y tế chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn
  3. Được kiểm chứng lâm sàng trên các bệnh nhân bị sỏi.
  4. Giảm nhanh kích thước sỏi. Chữa tận gốc, hạn chế tái phát.
  5. Hạn chế các triệu chứng đau do sỏi mật, ăn uống khó tiêu, sốt, vàng da..
  6. Chi phí điều trị, giá thành thấp.
  7. Không tác dụng phụ. Không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

6. Làm cách nào để phòng bệnh sỏi mật?


Đối với nước ta, nhiễm khuẩn đường mật vẫn còn là nguyên nhân  chủ yếu dẫn đến hình thành sỏi mật, đặc biệt là nhiễm ký sinh trùng đường mật. Chính vì vậy cần  ăn uống vệ sinh như ăn uống thức ăn đã nấu chín, tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không nên ăn thức ăn đường phố, trẻ em hạn chế ăn quà vặt cổng trường. Đối với người có tiền sử giun chui ống mật cần tẩy giun định kỳ 2 lần trong  một năm.

Đối với người đã có sỏi mật cần được theo dõi và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm do sỏi mật gây ra.

7. Người bị sỏi mật nên và không nên ăn gì?


Người bị sỏi mật nên hạn chế ăn mỡ vì chất này ảnh hưởng đến chức năng gan, mật và dạ dày. Khi ăn nhiều mỡ, mật xuống ruột không đều, kích thích túi mật co bóp quá mạnh, một phần mật tham gia cùng cholesterol tạo sỏi.

Giảm mỡ: Cần hạn chế các thực phẩm cholesterol như phủ tạng động vật, trứng...

Tăng đạm để tăng tạo tế bào gan đã bị tổn thương, chống thoái hóa mỡ tế bào gan.

Giàu đường bột: Thức ăn này dễ tiêu, lại không ảnh hưởng đến mật. Nhiều chất xơ lại giúp tiêu hóa tốt tránh táo bón.

Giàu vitamin C và nhóm B (để tăng chuyển hóa chất mỡ và đường bột). Dùng rau và hoa quả tươi rất tốt.

Tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng đạm, mỡ, đường ở người trưởng thành bình thường là 1/0,75/5 còn ở người bị sỏi mật nên là 1/0,5/5.

Thức ăn không nên dùng: Trà, cà phê, cacao, chocolate; thịt cá nhiều mỡ, dầu cọ, dầu dừa, phủ tạng động vật. Hạn chế ăn lòng đỏ trứng.

Thức ăn nên dùng: Nước quả, hoa quả tươi các loại, rau tươi, bánh kẹo ít trứng bơ, các loại thịt cá nạc như nạc thăn lợn, thịt bò, cá quả, cá chép, các loại đậu đỗ như đậu tương, đậu xanh, đậu đen. Ngoài ra có một số thức ăn lợi mật như nghệ, lá chanh, có thể dùng được.

Để kích thích túi mật co bóp nhẹ nhàng, có thể dùng một ít chất béo dễ tiêu như bơ rồi đến dầu thảo mộc sống, mỡ gà vịt.

Trên đây là tổng hợp toàn bộ kiến thức về bệnh lý sỏi mật, bao gồm: nguyên nhân gây bệnh sỏi mật, triệu chứng của bệnh, cách điều trị sỏi mật. Tư vấn chế độ ăn uống dành cho người sỏi mật và những lưu ý cần thiết đối với bệnh nhân bị sỏi mật. Để được tư vấn kỹ hơn về từng trường hợp cụ thể, hãy liên hệ với Sỏi Mật Trái Sung để được tư vấn miễn phí nhé.