Cũng giống như sỏi thận, sỏi niệu quản hình thành do sự lắng đọng các khoáng chất trong nước tiểu đáng lẽ phải được
hòa tan và đào thải ra ngoài nhưng vì một nguyên nhân nào đó chúng lại bị lắng
đọng lại trong niệu quản và tạo thành sỏi, bùn sỏi, sạn sỏi trong niệu quản. Sỏi
niệu quản làm tắc nghẽn đường lưu thông của nước tiểu và gây ra nhiều biến chứng
nguy hiểm như suy thận, viêm thận, rối loạn hệ tiết niệu thậm chí tử vong. Vậy
bệnh sỏi
niệu quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sỏi niệu quản như thế
nào? Người bị sỏi niệu quản nên ăn gì?... Sau đây là những kiến thức cơ
bản về sỏi niệu quản mà bạn cần biết.
Sỏi niệu quản là gì? Có nguy hiểm không?
Niệu quản là 1 đường ống dài khoảng
25cm dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, càng xuống cuối niệu quản càng hẹp
lại. Sỏi niệu quản là sỏi thường di chuyển từ thận xuống niệu quản, dạng nguy
hiểm nhất trong các bệnh về sỏi tiết niệu. Sỏi nằm trong lòng niệu quản và gây
cản trở dòng nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Do sự tắc nghẽn này mà thận bị
ứ đọng nước tiểu và gây ra các biến chứng.
Niệu quản là 1 đường ống dài khoảng 25cm dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. |
Sỏi có thể gặp ở bất cứ đoạn nào
của niệu quản nhưng hay gặp nhất là 3 vị trí hẹp sinh lý của niệu quản: đoạn nối
thận vào niệu quản, đoạn nối niệu quản vào bàng quang và đoạn niệu quản nằm
phía trước động mạch chậu. Số lượng thường là 1 viên, đôi khi nhiều viên hay
thành một chuỗi sỏi. Đoạn niệu quản có sỏi thường viêm dính dày lên, đoạn niệu
quản trên dãn to, đoạn niệu quản dưới teo nhỏ, chít hẹp….
Sỏi trong niệu quản (ống kết nối thận và bàng quang)- Ảnh minh họa. |
Sỏi niệu quản nguy hiểm đến mức nào?
Nhiều người thấy sỏi niệu quản nhỏ
(chỉ từ vài mm đến 1cm) liền cho rằng nó không nguy hiểm bằng sỏi thận tuy
nhiên thực tế thì mức độ nguy hại của sỏi niệu quản lớn hơn sỏi thận gấp nhiều
lần. Chúng cần được phát hiện sớm và có biện pháp tán sỏi kịp thời.
Sỏi niệu quản nhỏ nhưng có gai nhọn,
khi di chuyển, cọ xát, va chạm vào đường niệu là nguyên nhân tạo ra những cơn
đau sống lưng, đái ra máu, tiểu buốt, tiểu rát. Trường hợp xấu sỏi bị kẹt trong
cuống đài thận làm tắc cuống đài thận, dần dần khiến thận dãn như 1 túi nước,
đau quặn thắt.
Nhiễm trùng đường tiểu cũng thường
xuyên diễn ra khi sỏi cọ xát vào đường niệu khiến chúng bị viêm, phù nề. Nhiễm
trùng có thể dẫn đến suy thận, hoại tử đường tiểu, vỡ thận, vỡ bàng quang.
Sỏi niệu quản có thể tấn công bất
kỳ ai, vì vậy, mỗi người hãy tự bảo vệ mình bằng cách uống đủ 2- 3 lít nước mỗi
ngày. Nếu phát hiện dấu hiệu lạ khi đi tiểu, ứ đọng hay viêm nhiễm đường tiểu cần
phải xử lý ngay. Sỏi càng nhỏ điều trị càng dễ, việc nên áp dụng biện pháp dùng
thuốc, tán sỏi bằng laser hay mổ mở phụ thuộc vào kích cỡ, vị trí sỏi, người bệnh
cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
Nguyên nhân gây sỏi niệu quản
Sỏi niệu quản khá phổ biến ở các
nước có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Mồ hôi ra nhiều và nước tiểu bị cô đặc
làm cho các tinh thể muối trong nước tiểu bão hòa, dễ dàng kết tủa tạo thành sỏi.
Có nhiều nguyên nhân gây ra sỏi niệu quản,
nhưng có các nguyên nhân thường gặp là:
- Do bị sỏi thận: Sỏi niệu
quản do sỏi từ thận rơi xuống (80%). Lý thuyết hình thành loại sỏi này giống
như sỏi thận, cần lưu ý một câu nói trong y văn kinh điển: “sỏi niệu quản là
con đẻ của sỏi thận. Nhưng từ lúc vừa sinh ra, nó đã tìm mọi cách để giết mẹ
nó”.
Sỏi niệu quản do sỏi từ thận rơi xuống (80%). |
- Hậu quả của các bệnh khác như: viêm lao, giang mai, thương tổn niệu quản do các phẫu thuật khác gây nên…
- Dị dạng niệu quản bẩm sinh:
Một số sỏi niệu quản sinh ra tại chỗ do dị dạng niệu quản như: niệu quản phình
to, niệu quản tách đôi, niệu quản sau tĩnh mạch chủ... đó là các yếu tố làm dễ
cho sự ứ đọng nước tiểu dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể để kết tụ thành sỏi.
- Tăng bất thường can-xi trong
máu: do can-xi huyết tăng cao
khiến can-xi niệu cũng tăng; hoặc u bướu ở tuyến giáp làm rối loạn tuyến chuyển
hóa can-xi; hay có thể do viêm nhiễm mãn tính...
- Nước tiểu bị quá bão hòa về muối
canxi: Tình trạng nước tiểu bị quá bão hòa về muối
canxi do tăng hấp thu canxi ở ruột hoặc tăng tái hấp thu canxi ở ống thận. Xét
nghiệm nước tiểu sẽ thấy canxi niệu tăng rất cao. Bình thường thận đào thải khoảng
300mg canxi qua nước tiểu trong 1 ngày, trong trường hợp nước tiểu bị quá bão
hòa về muối canxi, lượng canxi đào thải qua nước tiểu có thể tăng lên
800-1.000mg/24 giờ với chế độ ăn bình thường.
- Giảm citrat niệu: Citrat
niệu có tác dụng ức chế kết tinh các muối canxi. Khi có toan máu, nhiễm khuẩn
tiết niệu, hạ kali máu thì thường citrat niệu giảm. Khi thiếu citrat nước tiểu
sẽ bão hòa muối canxi tạo điều kiện kết tinh tạo thành sỏi niệu quản.
- Nước tiểu bị quá bão hòa về
oxalat: Thức ăn chứa nhiều oxalat như rau chút chít, đại hoàng hoặc
trong trường hợp ngộ độc vitamin C sẽ dẫn đến tình trạng này. Ở người bị viêm
ruột, cắt một phần ruột non cũng thường thấy tăng oxalat niệu và có sỏi oxalat,
những người có rối loạn hệ thống men chuyển hóa ở gan do di truyền gây tăng bài
xuất axit oxalic để tạo thành oxalat cũng dễ có sỏi oxalat.
- Chế độ ăn uống: Thông
thường các thành phần của sỏi sẽ hòa tan trong nước tiểu, nhưng do những yếu tố
kết tinh, các tinh thể ngưng kết lại tạo thành một khối. Tình trạng đường tiểu
bị bế tắc cũng gây ra sỏi niệu quản. Thói quen uống ít nước, cộng với môi trường
sống nóng bức cũng là nguy cơ gây sỏi niệu; những người làm nghề thợ hồ... có
nguy cơ cao mắc sỏi niệu.
Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sỏi niệu quản. |
Dấu hiệu, triệu chứng, biến chứng của sỏi niệu quản
- Các triệu chứng đau: Giống
như hầu hết các loại sỏi khác, đau là dấu hiệu, triệu chứng nổi bật
nhất của bệnh sỏi niệu quản. Người bệnh thường xuyên phải chịu những cơn đau quặn
thận, đau nhiều hơn khi sỏi di chuyển. Đau thường xuất hiện khi người bệnh vừa
gắng sức làm việc gì đó. Cơn đau bắt đầu từ thắt lưng rồi lan xuống vị trí niệu
quản, qua bộ phận sinh dục và mặt trong đùi. Cơn đau ở hố thắt lưng dưới xương
sườn rồi lan về phía rốn, thường báo hiệu bể thận và đài thận đã bị tắc. Ngoài
đau người bệnh có thể bị sốt, rét run, buồn nôn và nôn…
- Tiểu đục, tiểu buốt, tiểu rắt:
Trong cơn đau quặn thận do sỏi niệu quản gây ra người bệnh có thể cảm thấy buồn
nôn, bụng chướng, bí trung đại tiện, tiểu buốt, tiểu rắt. Nước tiểu đục, có mủ
là dấu hiệu của nhiễm trùng thận ngược chiều, nên lưu ý khi sốt kèm rét run.
Trường hợp này đe dọa trầm trọng chức năng thận, có nguy cơ nhiễm trùng huyết
và choáng nhiễm trùng.
- Suy thận: Niệu quản là
con đường duy nhất đưa nước tiểu từ thận xuống bàng quang, nếu bộ phận này tắc,
nước tiểu sẽ ứ đọng gây suy thận, thậm chí tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
- Thận ứ nước: sỏi niệu
quản khiến thận ứ nước và bị căng lên do những viên sỏi làm tắc nghẽn đương tiểu.
Nhưng trong khi đó, nhu mô của thận lại bị mỏng đi và tình trạng suy thận là điều
không khó hiểu. Lâu dài, bệnh sẽ thành mạn tính và việc điều trị khó khăn hơn
nhiều, thậm chí là không thể. Người mắc phải chung sống với bệnh suốt đời. Hơn
nữa, nguy hiểm đến tính mạng hoặc tuổi thọ giảm là điều chắc chắn.
- Nhiễm trùng thận: Vi
khuẩn từ đây gây lan sang những vùng khác quanh thận, đặc biệt ứ mủ ở thận.
Ngoài ra, vùng sinh dục cũng bị ảnh hưởng nhiều như viêm nhiễm và từ đó khả
năng sinh con khó giữ được.
Cách điều trị sỏi niệu quản
Sỏi niệu quản là căn bệnh nguy hiểm
nhất trong các bệnh về sỏi tiết niệu và cũng khó điều trị nhất. Đối với sỏi nhỏ,
chưa gây ra biến chứng gì, có thể dùng các loại thuốc làm tan sỏi.
Trường hợp sỏi to, gây ra nhiều
biến chứng, nên áp dụng các biện pháp phẫu thuật xâm lấn. Các phương pháp phổ
biến là mổ hở lấy sỏi trực tiếp ra ngoài, hoặc tán sỏi bằng laser, phẫu thuật nội
soi lấy sỏi sau phúc mạc, tán sỏi qua da ngoài cơ thể. Mỗi phương pháp đều có
ưu nhược điểm riêng, tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh và các bệnh lý kèm
theo để có hướng giải quyết phù hợp. Trong đó, tán sỏi laser hiện là phương
pháp được áp dụng phổ biến nhất.
Nếu phát hiện sớm sỏi niệu quản
và có biện pháp xử lý kịp thời thì hoàn toàn có thể chữa sỏi tận gốc. Tuy
nhiên, người bệnh cần đề phòng sỏi tái phát bằng cách xử lý dứt điểm các nguyên
nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu. Nếu sỏi là do các bệnh toàn thân khác
như gout, cường tuyến cận giáp trạng…thì cần chữa trị triệt để các bệnh này. Thực
đơn ăn uống hàng ngày cần ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ ngày 2-3 lít nước,
kiêng ăn mặn, hạn chế ăn thịt động vật… và có thể sử dụng sản phẩm giúp ngăn ngừa
tái phát.
Trên đây là những thông tin cơ bản
về sỏi niệu quản mà Sỏi Mật Trái Sung tổng hợp và chia sẻ để giải đáp cho những
thắc mắc thường gặp như: sỏi niệu quản là gì, nguyên nhân, triệu chứng
và cách điều trị sỏi niệu quản như thế nào, người bị sỏi niệu quản nên ăn
gì?... Hy vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ có được những kiến thức hữu
ích về căn bệnh này, từ đó biết cách phòng tránh những nguyên nhân gây ra bệnh,
cũng như nhận biết sớm và điều trị kịp thời khi có những triệu chứng của căn bệnh
này. Bạn đọc quan tâm hay còn những thắc mắc khác hãy liên hệ ngay với Sỏi Mật
Trái Sung qua Hotline (028) 3976 0686 - 0908 797 616 để được tư vấn hoàn toàn
miễn phí nhé.
Sỏi Mật Trái Sung do Andong Pharma sản xuất được bào chế từ hơn 25 loại thảo dược có tác dụng điều trị và phòng ngừa tái phát hiệu quả cả sỏi mật, sỏi gan, sỏi thận, sỏi niệu quản… Ngoài tác dụng bào mòn sỏi, bài sỏi, Sỏi Mật Trái Sung còn có ưu điểm giảm các triệu chứng đau do sỏi gây ra, kháng viêm trong quá trình điều trị và đặc biệt là cải thiện chức năng gan, mật, thận giúp cho việc điều trị sỏi thận triệt để, an toàn và ít gặp biến chứng hơn như các phương pháp phẫu thuật để lấy sỏi.