Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

6 triệu chứng thường gặp của bệnh viêm túi mật

Viêm túi mật có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính và thường gây nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe nếu không được chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu chú ý phát hiện ra bệnh từ sớm thì tỷ lệ chữa khỏi là rất cao. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể phát hiện được căn bệnh này một cách sớm nhất? Cùng tìm hiểu các dấu hiệu, triệu chứng viêm túi mật cấp tính để kịp thời chữa trị ngay từ bây giờ nhé!

6 triệu chứng thường gặp của bệnh viêm túi mật
6 triệu chứng thường gặp của bệnh viêm túi mật.

Viêm túi mật là bệnh gì?


Trong cơ thể của bạn, túi mật là một cơ quan chịu trách nhiệm lưu trữ dịch mật do gan bài tiết, từ đó giúp quá trình tiêu hóa thức ăn làm việc trơn tru, hiệu quả. Thế nhưng, một vài thói quen trong chế độ ăn uống hay sinh hoạt hàng ngày có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm túi mật về sau. 

Viêm túi mật là tình trạng nhiễm trùng ở túi mật. Túi mật là một túi nhỏ nằm dưới gan, chứa mật do gan tạo ra và có chức năng tiết mật vào ruột khi thức ăn được đưa vào. Mật giúp hòa tan chất béo trong thức ăn. Nguyên nhân chính gây ra viêm túi mật là do sỏi mật bị kẹt trong ống dẫn từ túi mật đến ruột. Nếu không chữa trị kịp thời, viêm túi mật có thể dẫn đến nhiễm trùng và thủng túi mật.

Những ai thường mắc phải viêm túi mật?

Bệnh viêm túi mật có thể xảy ra ở mọi người ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, bệnh thường xuất hiện nhiều hơn ở người cao tuổi và ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Với những trường hợp nguyên nhân bệnh không phải do sỏi mật, bệnh thường xảy ra ở nam giới và người cao tuổi.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm túi mật?


Do phần lớn bệnh sỏi mật có thể dẫn tới viêm túi mật, các triệu chứng của hai loại bệnh khá tương đồng nhau. Những yếu tố nguy cơ đối với viêm túi mật cũng giống như ở bệnh sỏi mật, bao gồm:

  • Tuổi trung niên
  • Béo phì
  • Chế độ ăn giàu chất béo
  • Nhịn đói
  • Sụt hoặc tăng cân quá mức
  • Tác dụng phụ từ thuốc đặc trị
  • Đang mang thai.
  • Bạn không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

6 triệu chứng phổ biến của bệnh viêm túi mật

- Vàng da, vàng mắt

Nếu túi mật của bạn bị chặn bởi sỏi mật thì bạn sẽ gặp phải tình trạng vàng da, vàng mắt. Do túi mật bị tắc nghẽn không thể di chuyển tới mật nên mật sẽ dần tích tụ và để lại một lượng bilirubin trong máu. Chính lượng bilirubin thừa này là nguyên nhân gây ra tình trạng vàng da, hoặc vàng mắt.

6 triệu chứng thường gặp của bệnh viêm túi mật
Nếu túi mật của bạn bị chặn bởi sỏi mật thì bạn sẽ gặp phải tình trạng vàng da, vàng mắ.

- Sốt cao

Ngay khi nhận thấy mình có hiện tượng sốt cao và người ớn lạnh thì bạn nên cẩn thận vì đó có thể là một dấu hiệu của bệnh viêm túi mật. Tình trạng viêm túi mật thường là do sỏi mật, nhiễm trùng do vi khuẩn, uống rượu bia, hoặc khối u ác tính trong cơ thể gây ra.

- Đau bụng sau bữa ăn

Hiện tượng này rất dễ xảy ra với nhiều người, đặc biệt là sau khi ăn đồ nhiều dầu mỡ. Lúc này, bạn sẽ nhận thấy các cơn đau đầu, khó chịu... Và để tiêu hóa chất béo dư thừa trong cơ thể thì bạn nên chủ động đi khám xem túi mật của mình đang có vấn đề gì.

- Có cảm giác đau nhói khi hít thở

Người mắc bệnh viêm túi mật không chỉ gặp phải tình trạng đau bụng, đau ngực... mà còn thường có cảm giác đau nhói khi hít thở vào. Đây là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng tắc nghẽn túi mật nên cần chủ động vào bệnh viện khám ngay, nhờ đó sẽ giúp chữa trị bệnh kịp thời.

6 triệu chứng thường gặp của bệnh viêm túi mật
Người mắc bệnh viêm túi mật không chỉ gặp phải tình trạng đau bụng, đau ngực... mà còn thường
có cảm giác đau nhói khi hít thở.

- Hay ợ nóng, khó tiêu

Nếu gặp phải tình trạng đầy hơi, khó tiêu thì có thể là do quá trình tiêu hóa của bạn đang bị gián đoạn. Mặc dù, triệu chứng này còn thường gặp phải ở một số căn bệnh khác nhưng không loại trừ khả năng có thể xảy ra ở túi mật. Do đó, nếu thấy hiện tượng ợ nóng, khó tiêu xảy ra thường xuyên thì nên tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

- Màu phân hoặc nước tiểu thay đổi khác thường

Nếu nhận thấy màu phân của bạn có sự thay đổi khác thường thì nó có thể là một dấu hiệu cho thấy túi mật của bạn đang gặp vấn đề, nhất là khi phân có màu nhợt nhạt, hoặc màu đất sét rỉ. Bên cạnh đó, nước tiểu của bạn có hiện tượng tối màu, kèm theo các triệu chứng mơ hồ khác cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm túi mật.

Viêm túi mật - Chẩn đoán và điều trị như thế nào?


Khi có các triệu chứng ở trên bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để có được sự chẩn đoán chính xác và lựa chọn các phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm túi mật?

Bác sĩ có thể chẩn đoán viêm túi mật từ bệnh sử và khám lâm sàng. Để có kết quả chính xác hơn, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang, xét nghiệm máu và siêu âm. Nếu siêu âm cho kết quả không rõ ràng, bác sĩ sẽ sử dụng một kỹ thuật X-quang đặc biệt chuyên chụp hình gan mật gọi là HIDA.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm túi mật?

Với Tây y, viêm túi mật thường được điều trị bằng phẫu thuật cắt túi mật. Phương pháp thông dụng nhất để cắt túi mật là nội soi. Phương pháp này cho phép bệnh nhân hồi phục trong thời gian ngắn và có thể xuất viện sớm. Đối với phẫu thuật nội soi, bác sĩ phẫu thuật rạch bốn lỗ nhỏ ở bụng, sau đó đưa dụng cụ xuyên qua những đường rạch này để cắt bỏ túi mật.

Nếu phẫu thuật nội soi không thể thực hiện, bạn cần phải được mổ hở, đòi hỏi thời gian nằm viện dài hơn.

Cắt bỏ túi mật không ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bạn, ngoại trừ chứng khó tiêu thỉnh thoảng xảy ra khi ăn thức ăn nhiều chất béo trong vòng từ 6 đến 12 tháng sau khi cắt bỏ túi mật. Nhưng tình trạng này thường sẽ dần dần tự hết.

Bác sĩ cũng chỉ định thuốc để làm tan sỏi, nhưng liệu pháp này phải cần vài tháng đến vài năm mới có hiệu quả và thường hiếm khi được sử dụng.


Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho các trường hợp bị sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan, sỏi tiết niệu và các trường hợp sau phẫu thuật, tán sỏi. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.


Sỏi mật trái sung (Tổng hợp)