Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

Mổ sỏi thận có nguy hiểm không? Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi thận như thế nào?

Mổ sỏi thận có nguy hiểm không? Có những biến chứng nào sau khi mổ sỏi thận? Cần chăm sóc bệnh nhân sau khi mổ sỏi thận như thế nào?... là những điều mà bệnh nhân và thân nhân người bệnh cần lưu tâm trước khi quyết định lựa chọn phương pháp phẫu thuật để lấy sỏi. Qua bài viết dưới đây, Sỏi Mật Trái Sung xin được giải đáp tất cả những thắc mắc đó như sau:


Khi nào thì phải mổ sỏi thận?


Mổ sỏi thận thường là phương pháp điều trị cuối cùng khi người bệnh đã áp dụng hầu hết các phương pháp khác mà không có tác dụng, hoặc có mổ số trường hợp là do phát hiện bệnh khi sỏi đã to hoặc đã  xuất hiện biến chứng (thận ứ nước, thận nhiễm mủ, suy thận…).

Mổ sỏi thận có nguy hiểm không? Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi thận như thế nào?
Mổ sỏi thận có nguy hiểm không? Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi thận như thế nào?

Mổ sỏi thận có nguy hiểm không?


Mổ sỏi thận có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người khi mắc căn bệnh này. Vậy mổ sỏi thận có thể gặp phải những biến chứng nào?

Sau khi mổ sỏi thận, người bệnh có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, biến chứng tắc mạch chi, thận ứ nước… Biến chứng tắc mạch chi khi mổ sỏi thận là do hậu quả của quá trình sốc nhiễm trùng – một trong những biến chứng nặng nề có nhiều khi xảy ra nhiễm trùng huyết do sỏi niệu quản và thận trái ứ nước độ 2.

Không chỉ vậy, sau khi mổ sỏi thận, bạn còn nguy cơ gặp phải một số biến chứng khác không lường trước được.

Trong quá trình mổ sỏi thận nội soi, các bác sĩ phải đưa một ống soi mềm qua niệu đạo, vào niệu quản của bạn. Ống này có tác dụng dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, giúp bắt lấy sỏi, phá vỡ sỏi và đào thải chúng ra ngoài....

Tuy nhiên, trong khi đưa vào niệu đạo, ống soi này có thể làm tổn thương đường tiểu, tạo thành mô sẹo gây cản trở sự lưu thông bình thường của dòng nước tiểu.

Người mổ sỏi thận cũng có thể gặp biến chứng khác như són tiểu, tiểu không tự chủ, tiểu ra máu, nhiễm trùng đường tiết niệu...

Một số trường hợp không may mắn, thận bị tổn thương nặng, sỏi quá lớn, thận mất chức năng, khiến cho biến chứng trong và sau khi mổ sỏi thận nặng nề, thì bạn có thể không bảo tồn được thận. Những trường hợp này bác sĩ thường phải chỉ định cắt thận.

Nguy hiểm hơn là tình trạng nhiễm trùng, thậm chí nhiễm trùng máu. Nếu bạn bị nhiễm trùng thận, nhiễm trùng máu thì có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được điều trị kịp thời.

v
Mổ sỏi thận có nguy hiểm không? Mổ sỏi thận có những biến chứng nào?

Có các phương pháp mổ lấy sỏi thận nào?

Thông thường đối với sỏi nhỏ, người bệnh có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa. Tuy nhiên, đối với sỏi có kích thước lớn hoặc đã có biến chứng  thì phải áp dụng các biện pháp ngoại khoa như tán sỏi, phẫu thuật lấy sỏi thận ra ngoài.

Phẫu thuật tán sỏi thận bằng laser

Phương pháp: tạo đường hầm vào thận và đưa ống nội soi đường kính 10mm – 15mm vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng laser hoặc khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài.

Phương pháp này được áp dụng đối với sỏi có kích thước lớn, ở vị trí sỏi bể thận, sỏi ở nhóm đài dưới sỏi san hô, sỏi cứng. 

Chi phí lấy sỏi thận qua da từ 8 – 12 triệu đồng.


Phẫu thuật nội soi lấy sỏi thận

Phương pháp: dùng ống nội soi đưa qua đường tiết niệu, tán sỏi và hút hoặc gắp sỏi ra ngoài. Phương pháp này cũng hiện đại, ít gây đau đớn và bệnh nhân không bị vết rạch trên cơ thể.

Phương pháp này được chỉ định cho sỏi ở vị trí bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản, những sỏi lớn, mật độ chắc.

Chi phí phẫu thuật nội soi lấy sỏi từ 5 – 7 triệu đồng.

Phẫu thuật mổ mở

Phương pháp này là phương pháp cổ điển đã được sử dụng hàng trăm năm nay nhưng ít được chỉ định do có khả năng gây ra nhiều tai biến và lâu phục hồi.

Phương pháp này chỉ áp dụng cho những viên sỏi thận, sỏi niệu quản có kích thước lớn và bệnh nhân có chức năng thận kém.

Chi phí phẫu thuật mổ hở từ 2 – 5 triệu đồng

Phẫu thuật bằng robot

Phương pháp này được chỉ định cho những viên sỏi có kích thước lớn, có thể rút ngắn thời gian nằm viện tuy nhiên chi phí lại rất cao.

Chi phí phẫu thuật bằng robot từ 20 – 30 triệu đồng.

Mổ sỏi thận có nguy hiểm không? Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi thận như thế nào?


Cần chăm sóc bệnh nhân sau khi mổ sỏi thận như thế nào?

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi thận như thế nào cũng là mổ điều hết sức quan trọng, thậm chí việc này có thể nói lên việc thành- bại của cả một ca mổ. Dù khoa học công nghệ tiên tiến đến đâu ca mổ cũng có thể xảy ra những rủi ro nhất định, nếu không chăm sóc tốt người bệnh thận có thể bị viêm nhiễm sau mổ.

Bệnh nhân sau mổ sỏi thận còn gặp nhiều khó khăn trong việc đi vệ sinh, đặc biệt đi tiểu cho nên bạn cần lưu ý để cho người bệnh có thể sinh hoạt được thoải mái. Ngoài ra bạn cần học những điều sau đểchăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi thận tốt hơn:

Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi thận:

- Chăm sóc và theo dõi dẫn lưu : Ghi lại màu sắc, số lượng, tính chất nước tiểu, bất thường về máu, mủ, sỏi qua dẫn lưu.Chăm sóc hệ thống ống thông niệu đảm bảo đúng kỹ thuật vô trùng, hệ thống thông câu nối an toàn vô trùng.Chăm sóc da ở chân dẫn lưu khô sạch giúp người bệnh thoải mái an tâm
- Hướng dẫn người bệnh cách tự chăm sóc, ngồi dậy, đi lại khi có dẫn lưu.Hướng dẫn người bệnh cách ngồi dậy cần khóa ống nối để tránh dịch chảy ngược vào trong
-  Theo dõi lượng nước bệnh nhân uống và lượng nước tiểu hàng ngày.
- Theo dõi nhu động ruột, cơn đau bụng, tình trạng căng chướng bụng, nghe nhu động ruột.
- Tập cho người bệnh đi tiểu dần dần.
- Cho nguwofi bệnh ăn theo chế độ mà bác sĩ chỉ định., có thể uống nước nhiều hơn chút.

Tại bệnh viện:

- Không nên cho bệnh nhân ăn những thứ dễ tạo sỏi.
- Hướng dẫn người bệnh tập thở
- Chỉ cho bệnh nhân tự vệ sinh cá nhân và các bộ phận quan trọng.
- Hướng dẫn người bệnh cách theo dõi màu sắc nước tiểu.

Quá trình chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi thận khi xuất viện:

- Đôi khi người bệnh phải mang dẫn lưu về nhà điều dưỡng cần hướng dẫn cách chăm sóc ống, cách vệ sinh thân thể khi có ống như: tắm tránh xà bông thấm vào dẫn lưu (nên dùng xà bông có độ pH nhẹ)
- tắm xong có thể thay băng luôn.
- Hướng dẫn người bệnh đi lại tránh bị sút ống
- Hướng dẫn BN dùng thuốc đúng theo y lệnh
- Lưu ý tái khám như trong lịch hẹn.

Trên đây là một vài thông tin để giải đáp cho những thắc mắc thường gặp như mổ sỏi thận có nguy hiểm không, khi nào cần mổ sỏi thận, có các phương pháp mổ sỏi thận nào, chi phí mổ sỏi thận hết bao nhiêu… Sỏi thận là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm với những biến chứng phức tạp, hãy chú ý nhiều hơn đến những thay đổi của cơ thể dù đó chỉ là những cơn đau bụng, tiêu chảy thoáng qua. Phát hiện sớm bệnh là cách điều trị bệnh hiệu quả nhất.


Sỏi Mật Trái Sung do Andong Pharma sản xuất được bào chế từ hơn 25 loại thảo dược  có tác dụng điều trị và phòng ngừa tái phát hiệu quả cả 3 loại sỏi như sỏi mật, sỏi thận, sỏi gan. Ngoài tác dụng bào mòn sỏi, bài sỏi, Sỏi Mật Trái Sung còn có ưu điểm giảm các triệu chứng đau do sỏi thận, kháng viêm trong quá trình điều trị và đặc biệt là cải thiện chức năng thận, gan mật giúp cho việc điều trị sỏi thận triệt để, an toàn và ít gặp biến chứng hơn như các phương pháp phẫu thuật để lấy sỏi.