Bệnh sỏi thận nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Do đó, việc tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh sỏi thận và cách phòng ngừa căn bệnh này là điều quan trọng và cần thiết ngay từ đầu đẻ giảm nguy cơ gây bệnh.
1. Sỏi thận là gì
Sỏi thận hay sạn thận, sỏi đường tiết niệu là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi thận là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy thận.
Sỏi trong thận được hình thành khi lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi.
Nếu sỏi thận nhỏ, có thể tự đẩy ra ngoài theo đường tiểu. Nhưng nếu sỏi lớn, viên sỏi di chuyển cọ xát vào đường niệu có thể gây ra những cơn đau lưng, tiểu ra máu. Nếu sỏi thận bị kẹt trong cuống đài thận, gây bế tắc, làm giãn nở và tạo ra áp lực tác động lên dây thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận... sỏi có thể làm tắc nghẽn đường tiểu, tồn đọng nước tiểu, gây viêm nhiễm, lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa đường tiểu và giảm chức năng co bóp đường tiểu gây nên các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản gây ra suy thận.
Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận và cách phòng ngừa. |
Có 4 loại sỏi thận, hình thành bởi nguyên nhân khác nhau và do đó cách điều trị cũng khác nhau:
Sỏi Canxi
Đây là loại sỏi thường được nhắc đến đầu tiên khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc sỏi thận. Chúng chiếm đến hơn 80% trường hợp với đặc trưng là những viên sỏi cứng, có hình dạng và kích thước khác nhau.
Sỏi canxi hình thành trong thận hoặc ruột, do hàm lượng canxi vượt quá hàm lượng mà cơ thể cần. Lượng canxi này không kịp đào thải qua nước tiểu sẽ lắng đọng và hình thành sỏi.
Một nguyên nhân khác là giảm lượng citrat niệu - chất có tác dụng ức chế kết tinh các muối canxi. Citrat niệu bị giảm xuống do nguyên nhân nào đó, như nhiễm khuẩn tiết niệu, sẽ gây bão hòa muối canxi trong nước tiểu gây nên bệnh sỏi thận.
Những bệnh nhân bị sỏi thận nếu không được chữa trị sớm và kịp thời sẽ có nguy cơ bị suy thận.
Sỏi Acid Uric
Dạng sỏi này chiếm khoảng 10% số người mắc bệnh, thường gặp ở những người có nồng độ acid uric cao. Sỏi dạng này cứng và khó phát hiện hơn sỏi canxi, thường phải chụp X-quang mới thấy.
Sỏi struvite (sỏi nhiễm trùng)
Mặc dù chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng số người mắc sỏi thận, song sỏi struvite lại khó điều trị nhất. Nguyên nhân hình thành là do đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn lâu ngày.
Sỏi Cystin
Sỏi cystin cũng khá hiếm, có thể di truyền từ đời trước sang đời sau. Điều này đồng nghĩa với việc nếu bố mẹ mắc sỏi cystin, thì con có nguy cơ mắc bệnh, cần thực hiện các biện pháp phòng sỏi theo chỉ dẫn của bác sĩ ngay từ khi bé còn nhỏ để tránh bệnh tái phát..
2. Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
- Sỏi thận do sự lắng đọng.
- Do uống không đủ nước hoặc lúc uống thì uống quá nhiều, không uống đều trong cả ngày dẫn tới sự lắng đọng các chất tạo thành sỏi trong cơ thể.
- Do đường tiểu có vấn đề làm cho nước tiểu không thoát được hết ra ngoài. Để lâu ngày bị tích trữ, lắng đọng và tạo thành sỏi
- Do bị u xơ tiền liệt tuyến khiến cho nước tiểu bị đọng lại các khe.
- Ngoài ra cũng có thể do người bệnh bị chấn thương nặng như ở đùi, phải nằm một chỗ ít đi lại và uống nhiều sữa, ít nước cũng có thể dẫn tới sỏi thận.
- Do chế độ ăn uống không hợp lý: Do không cân bằng được khẩu phần ăn hoặc do ăn quá nhiều rau, quá nhiều thịt cũng là nguyên nhân dẫn tới sỏi thận.
- Do bị nhiễm trùng bộ phận sinh dục: Vệ sinh không sạch sẽ dẫn tới vi trùng có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ khiến lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể từ đó hình thành sỏi.
- Ngoài ra có những nguyên nhân hiếm gặp như xuất hiện các di vật trọng bàng quang và những di vật đó sẽ làm lắng đọng tạo thành sỏi.
Triệu chứng bệnh sỏi thận. |
3. Triệu chứng bệnh sỏi thận
- Đau: Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận. Đối với những trường hợp nghiêm trọng có thể gây bí tiểu do sỏi đã lấp kín đường đi của nước tiểu. Nếu kèm theo đó là sốt cao dần thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy viêm nhiễm đang hiện dần và cần có sự can thiệp của y học ngay lập tức.
- Đái máu: Là biến chứng thường gặp của bệnh sỏi thận – tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm tiểu ra máu.
Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, nó tái phát nhiều lần, có thể tiểu ra sỏi.
- Sốt: Người bị sỏi thận hay sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, tiểu buốt, tiểu dắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp.
- Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Tiểu tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.
4. Cách phòng tránh bệnh sỏi thận
Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành sỏi. Nên ăn đủ canxi, hạn chế muối, thịt, uống đủ nước (nhiều hơn 2 lít/ngày). Điều chỉnh chế độ ăn uống cũng có thể giúp giảm nguy cơ tái phát sỏi.
Chúng ta thường không nghĩ rằng bệnh sỏi thận có liên quan đến sự tăng lên của nhiệt độ thời tiết và độ ẩm không khí. Trên thực tế thì “tỉ lệ các trường hợp bị sỏi thận tăng lên 40% trong mùa hè do sự gia tăng nhiệt độ. Khí hậu, nhiệt độ và độ ẩm là những yếu tố quan trọng góp phần hình thành sỏi thận”, theo quan điểm của Tiến sĩ Abhinandan Sadlalge, Trưởng khoa Tiết niệu, bệnh viện RG Stone Urology and Laparoscopy (Ấn Độ).
Những người làm việc trong môi trường nóng hoặc có một thói quen không uống đủ nước sẽ dễ bị sỏi thận. Đặc biệt, nhiệt độ tăng lên 5-7 độ sẽ làm tăng 30% các vấn đề liên quan đến bệnh sỏi thận. Khi một người di chuyển từ các vùng có nhiệt độ trung bình đến sinh sống tại khu vực có khí hậu ấm áp hơn thì sự hình thành sỏi thận càng rõ hơn. Chính vì vậy, tỉ lệ mắc bệnh sỏi thận đặc biệt cao ở những vùng có khí hậu khô, nóng.
Như vậy, sỏi thận hình thành do cơ thể bị mất nước, mà sự gia tăng nhiệt độ là một nguyên nhân dẫn đến mất nước. Mất nước cuối cùng dẫn đến nước tiểu đặc hơn, do đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Do đó, để phòng tránh bệnh sỏi thận, chúng ta cần lưu ý những điều sau:
Uống nhiều nước mỗi ngày
Uống nhiều nước trong ngày và vào ban đêm trước khi đi ngủ để cơ thể của bạn vẫn giữ đủ nước trong cả 24 giờ:
Uống nước là cách đơn giản nhất để bù lại lượng nước bị hao hụt khỏi cơ thể (thông qua nước tiểu, mồ hôi…). Cơ thể đủ nước cũng giúp thận, gan lọc các chất độc tốt hơn, giảm thiểu tình trạng tích tụ chất độc trong gan, thận dẫn đến sỏi.
Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng không tốt vì nó có thể gây ra tình trạng thừa nước và phù các tế bào trong cơ thể.
Cần uống nhiều nước mỗi ngày để phòng tránh bệnh sỏi thận. |
Uống nước chanh
Sỏi thận hình thành khi các thành phần của nước tiểu là khoáng sản, chất lỏng và axit bị mất cân bằng. Tức là lúc này hàm lượng các chất như canxi, oxalat và axit uric trong nước tiểu rất nhiều. Bình thường, các chất này có thể được hòa tan bởi các chất lỏng hoặc chất citrate. Khi không được hòa tan, chúng sẽ kết hợp với nhau tạo thành sỏi ở thận.
Nước chanh giúp nâng cao mức citrate trong nước tiểu nên có thể giúp phòng ngừa sỏi oxalat canxi, cũng như sỏi axit uric.
Giảm lượng muối ăn hàng ngày
Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu, nhờ đó cũng có thể giảm nguy cơ bị sỏi thận.
Kiểm soát việc tiêu thụ các chất đạm động vật, bao gồm thịt, trứng và cá
Những thực phẩm này chứa nhiều purin, đó là những chất tự nhiên chuyển hóa hoặc phân hủy thành axit uric trong nước tiểu và góp phần hình thành sỏi thận. Hạn chế ăn các thực phẩm này sẽ giảm nguy cơ hàm lượng axit uric trong nước tiểu nên cũng phòng được bệnh sỏi thận.
Cắt giảm các sản phẩm chứa nhiều oxalate
Oxalat là một loại axit có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận oxalat canxi. Các loại thực phẩm chứa nhiều oxalat bao gồm các sản phẩm đồ uống như soda, trà đá, sô cô la; cây đại hoàng, dâu tây và các loại hạt. Cắt giảm các loại thực phẩm này chính là cách đơn giản để phòng bệnh sỏi thận.
Cắt giảm lượng caffeine
Bạn nên tránh tiêu thụ quá nhiều các loại đồ ăn, uống chứa caffeine như cà phê, trà, thuốc lá… vì chúng chính là nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị mất nước ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn vẫn bổ sung nước đầy đủ. Mất nước chính là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến bệnh sỏi thận.
Giảm cân để giữ sức khỏe
Theo phân tích của các chuyên gia thuộc Đại học Y Johns Hopkins (Mỹ) thì béo phì làm tăng gấp đôi nguy cơ sỏi thận. Vì vậy, việc tập thể dục để giảm cân và duy trì sức khỏe là hết sức cần thiết. Nó không những giúp bạn tránh được tình trạng béo phì mà nó còn giảm các nguy cơ bệnh tật khác như: bệnh sỏi thận, tiểu đường, huyết áp cao…
Trên đây là bài viết giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh sỏi thận. Sỏi Mật Trái Sung hy vọng bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích cho bản thân và cũng như có các biện pháp phòng ngừa, phát hiện bệnh kịp thời để được điều trị sớm hơn, đơn giản hơn. Tránh để lâu sẽ gây những biến chứng xấu hơn cho cơ thể. Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt.
Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho các trường hợp bị sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan, sỏi tiết niệu và các trường hợp sau phẫu thuật, tán sỏi. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.