Sỏi mật là bệnh về đường tiêu hóa
và là một chứng bệnh rất phổ biến hiện nay. Sỏi mật được hình thành chủ yếu từ
sự kết tụ của cholesterol, do mất cân bằng của các thành phần có trong dịch mật
như cholesterol, billirubin, muối canxi...Trong hệ thống gan mật, sỏi có thể xuất
hiện ở nhiều vị trí, nhưng nhiều nhất là trong đường mật, túi mật. Nguyên nhân
của những cơn đau quặn mật bên hạ sườn buộc bệnh nhân đi cấp cứu thường do sỏi
mật gây ra. Vậy dấu hiệu, triệu chứng và biến chứng sỏi mật như thế nào?
Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sỏi mật
Bệnh sỏi mật có nhiều loại, tùy
theo vị trí hình thành sỏi mà sỏi mật được phân thành các loại khác nhau như: Sỏi
túi mật, sỏi đường dẫn mật, sỏi mật trong gan… Tùy theo vị trí của sỏi mà biểu
hiện của bệnh có những đặc điểm khác nhau. Mỗi loại sỏi ngoài những biểu hiện
chung của bệnh sỏi mật, chúng cũng có những triệu chứng điển hình.
![]() |
Đau, sốt, vàng da, rối loạn tiêu hóa là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh sỏi mật. |
Các triệu chứng chung của bệnh sỏi mật:
4 triệu chứng phổ biến thường gặp nhất ở các bệnh nhân bị bệnh
sỏi mật là:
- Đau bụng, mạn sườn: Vị trí đau của sỏi mật ở vùng dưới bờ sườn bên
phải hoặc vùng thượng vị. Có thể là những cơn đau dữ dội hoặc đau âm ỉ, đau dai
dẳng hoặc thoáng qua, tùy theo thương tổn của túi mật. Đặc điểm đau của sỏi mật
là cơn đau tăng lên sau ăn, khác với đau dạ dày thường là tăng khi đói. Không kể
trường hợp đau dữ dội, cơn đau của túi mật nhiều khi khó phân biệt với đau của
các bệnh dạ dày - tá tràng, đại tràng.
- Sốt: Là biểu hiện khi xảy ra nhiễm trùng ở túi mật, một biến chứng
thường gặp của bệnh túi mật, nhất là sỏi hoặc bùn mật.
- Vàng da: Bệnh sỏi mật ít khi gây vàng da vì túi mật chỉ là bộ phận
phụ bên cạnh đường mật chính. Biểu hiện đầu tiên của vàng da là nước tiểu vàng
sậm, kế đến là mắt vàng và sau đó là da vàng. Nếu chỉ thấy da vàng mà nước tiểu
không vàng thì không phải là chứng vàng da. Vàng da chỉ xuất hiện khi thương tổn
ở túi mật quá nặng nên gây tắc nghẽn đường mật chính, như trong trường hợp sỏi
túi mật rơi xuống đường mật chính, viêm túi mật cấp gây phù nề ứ trệ đường mật,
viêm túi mật mãn gây dính tắc vùng ngã ba túi mật - đường mật, u túi mật xâm lấn
đường mật.
- Rối loạn tiêu hóa: Cơn đau cấp tính ở túi mật có thể gây buồn nôn
và nôn ói. Các trường hợp khác, bệnh nhân có thể cảm giác đầy bụng, chậm tiêu,
chán ăn, sợ mỡ. Các triệu chứng này cũng dễ nhầm với bệnh của dạ dày - tá tràng
và của đường tiêu hóa.
Các triệu chứng điển hình của từng loại sỏi trong bệnh sỏi mật
- Sỏi đường mật trong gan: triệu chứng chính là cơn đau vùng hạ sườn
phải lan ra vai phải hoặc xương bả vai, đau bụng gan thường xảy ra sau bữa ăn
nhiều dầu mỡ, đau nhiều về đêm. Đôi khi xuất hiện đau cả vùng thượng vị (trên rốn)
làm cho lầm tưởng cơn đau của dạ dày. Khi đau kèm theo nôn, cơn đau kéo dài từ
vài giờ đến vài ngày có thể dẫn dẫn đến sốt cao đột ngột. Tuy vậy, cũng có nhiều
trường hợp có sỏi mật trong gan nhưng không biểu hiện triệu chứng nào, chỉ khi
xét nghiệm mới phát hiện bệnh.
- Sỏi ống mật chủ: Người bệnh
sỏi ống mật chủ, thường có triệu chứng đau bụng. Khi cơn đau kéo dài thường dẫn
đến sốt và rét run. Kế tiếp là vàng da, vàng mắt, đi ra phân bạc màu.
- Sỏi ngã ba đường dẫn mật: Sỏi ở vị trí này thường gây nên cơn đau
bụng dữ dội và cũng có thể dẫn đến tắc mật làm, vàng mắt, vàng da và ra phân bạc
màu
- Sỏi túi mật – cổ túi mật: Ở thể bệnh này bệnh nhân thường đau bụng
dữ dội, co cứng vùng hạ sườn phải. Nếu có hiện tượng tắc nghẽn, túi mật ngày
càng to dần lên, khi sờ có thể thấy túi mật căng phồng, sờ vào rất đau. Nếu
không kịp thời xử trí có thể đưa đến viêm túi mật cấp tính kèm theo sốt cao.
![]() |
Hình ảnh về bệnh sỏi mật – Ảnh Sỏi Mật Trái Sung. |
Biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi mật
Bệnh sỏi mật có thể gây nên nhiều
biến chứng nguy hiểm gây nguy hại không lường cho sức khỏe người bệnh nếu không
phát hiện và điều trị kịp thời. Các biến chứng của sỏi mật thường rất rõ ràng
và gây đau dữ dội cho cơ thể:
- Bị bệnh sỏi mật lâu ngày dễ gây
viêm nhiễm đường dẫn mật và túi mật bởi một số vi sinh vật, đặc biệt là vi khuẩn
đường ruột như E.coli, Proteus. Nhiễm khuẩn huyết do sỏi làm thủng các đường dẫn
mật, gây rò mật, mật chảy vào bên trong ổ bụng như tá tràng, dạ dày đại tràng,…
gây biến chứng nguy hiểm, gây viêm tụy cấp hoặc viêm tụy mãn tính kéo dài.
- Sỏi mật cũng có thể gây nên
viêm túi mật cấp tính làm rò rỉ dịch mật gây nên viêm màng bụng cấp tính (viêm
phúc mạc- mật). Đây là một biến chứng rất nguy hiểm, phải can thiệp bằng ngoại
khoa và nếu không xử trí kịp thời sẽ để lại hậu quả rất nặng nề cho người bệnh,
gây sốc nhiễm khuẩn, có thể tử vong.
- Sỏi mật cũng có thể gây nên ứ
nước túi mật gây hiện tượng tắc túi mật mãn tính, kéo dài. Khi sỏi mật làm viêm
nhiễm nặng đường dẫn mật, gây ách tắc, ứ mật lâu ngày, dần dần làm ảnh hưởng rất
lớn đến nhu mô gan, nhiễm độc gan, tác động xấu đến chức năng của gan và nguy
hiểm nhất là làm xơ gan.
- Viêm đường mật do sỏi cũng rất
có nguy cơ gây nhiễm khuẩn huyết - một bệnh nhiễm trùng cực kỳ nguy hiểm.
Trên đây là các biểu hiện và biến
chứng nguy hiểm của bệnh sỏi mật để mọi người có thể biết và phòng chống kịp thời
tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Khi nghi ngờ bị sỏi mật cần đi khám
bệnh càng sớm càng tốt để được xác định, tư vấn, điều trị sỏi mật hiệu quả nhất
tránh để xảy ra biến chứng. Mặt khác bệnh sỏi mật hay bị tái phát, vì vậy, nên
khám bệnh theo định kỳ và đặc biệt là một thời gian sau khi điều trị (theo Tây
Y hay Đông Y) cảm thấy có dấu hiệu bất thường như đau bụng, sốt, vàng da xuất
hiện lại là phải đi khám bệnh ngay.
Sỏi Mật Trái Sung do Andong Pharma sản xuất được bào chế từ hơn 25 loại
thảo dược có tác dụng điều trị và phòng
ngừa tái phát hiệu quả cả 3 loại sỏi như sỏi mật, sỏi thận, sỏi gan. Ngoài tác
dụng bào mòn sỏi, bài sỏi, Sỏi Mật Trái Sung còn có ưu điểm giảm các triệu chứng
đau, tình trạng viêm nhiễm và đặc biệt là cải thiện chức năng gan mật, thận từ
đó loại bỏ cả căn nguyên gây ra bệnh sỏi.