Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

Bào chế thành công viên sủi tăng cường sinh lý nam giới đầu tiên tại Việt Nam

Rockman: Đánh dấu nghiên cứu thành công viên sủi tăng cường sinh lý nam giới đầu tiên từ trứng kiến gai đen tại Việt Nam!

Nhân dân ta từ xa xưa đã ăn và dùng trứng kiến gai đen chữa bệnh, song mãi đến ngày nay mới biết được đến tính chất khoa học của nó, do các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu trong phòng thí nghiệm… và nay đã triển khai thành một sản phẩm “công nghệ cao” mang tên ROCKMAN!

Kiến gai đen


Kiến gai đen.
Tài liệu của Đại Danh y Tuệ Tĩnh có ghi: “Loài kiến có tác dụng chữa viêm tai, suy giảm chức năng sinh dục, giải độc điều trị rắn cắn”. Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, trứng kiến gai đen có chứa 31 nguyên tố vi lượng cùng các vitamin A, D,E, B1, B2, B12. Giá trị dinh dưỡng của trứng kiến gai đen rất cao, riêng chất đạm chiếm tới 42 - 67%, bao gồm 17 axit amin trong đó 8 axit xmin không thay thế được. Đặc biệt trong trứng kiến còn có Trytophan là một axit amin thiết yếu của cơ thể con người, thành phần để tổng hợp protein đồng thời là chất trung gian truyền dẫn các tín hiệu thần kinh trung ương. Chính chất này làm nên những “điều kỳ diệu” cho những sản phẩm đi từ trứng kiến gai đen.

Đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ cao để điều chế Trứng kiến gai đen

Các nhà khoa học của Việt Nam đã ứng dụng linh hoạt công nghệ điều chế độc đáo của Nhật Bản để tạo ra một sản phẩm công nghệ cao mang tên “Rockman” từ trứng kiến gai đen. Sản phẩm Rockman là viên sủi sinh lý đầu tiên được bào chế thành công tại Việt Nam tới thời điểm hiện tại.


Sản phẩm Rockman với dạng viên sủi hiện đại bậc nhất hiện nay.

Rockman do có dạng viên sủi tan nhanh trong nước, vì vậy giúp nhanh chóng hoà tan các dược chất, khi uống vào cơ thể sẽ ngấm vào máu với tốc độ cao hơn so với dạng viên uống thông thường
Chính điểm đặc biệt này kết hợp với thành phần quý hiếm từ Trứng kiến gai đen đã giúp rockman nhanh chóng chiếm được sự tin tưởng sử dụng của cộng đồng và các nhà khoa học trong thời gian qua.

Phục hồi mãnh lực đúng cách với Trứng kiến gai đen trong Rockman!

Với kết quả được sự đón nhận của người tiêu dùng trong thời gian qua, nhà sản xuất Nori Organic đưa ra cam kết chưa từng có: Nếu sau lộ trình tối đa 3 tháng sử dụng Rockman mà khách hàng không cảm thấy hiệu quả sẽ được hoàn tiền 100%. Chính lời cam kết về chất lượng này mà ngày càng có thêm nhiều cánh mày râu tìm tới Rockman như lựa chọn Phục hồi Mãnh lực hàng đầu!
Quý độc giả muốn tìm hiểu thông tin chi tiết về Rockman có thể điền thông tin đăng ký tại đây để nhận hỗ trợ miễn phí và ưu đãi cho lộ trình đầu tiên.

(Theo 24h)

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2019

4 kiểu đau bụng phải đi cấp cứu ngay

Mức độ nghiêm trọng của những cơn đau bụng cũng như vị trí đau là những manh mối quan trọng giúp xác định nguyên nhân của cơn đau. Trong những trường hợp sau, người bệnh cần khám bác sĩ ngay để được điều trị.

4 kiểu đau bụng phải đi cấp cứu ngay
4 kiểu đau bụng phải đi cấp cứu ngay.

Cơn đau dữ dội đến đột ngột

Khi cơn đau ở vùng giữa bụng xảy đến bất ngờ và dữ dội thì có thể là do thủng dạ dày. Nguy cơ này đặc biệt cao ở những người từng bị viêm loét dạ dày hoặc uống quá nhiều thuốc aspirin, thuốc kháng viêm không steroids (NSAIDs), bác sĩ Robert Glatter tại trường American College of Emergency Physicians (Mỹ) cho biết.

Thủng dạ dày được xem là tình trạng nghiêm trọng và cần phải được điều trị khẩn cấp. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm phúc mạc. Phúc mạc là một màng mỏng bao phủ các cơ quan nội tạng trong ổ bụng. Viêm phúc mạc xảy ra khi lớp màng mỏng đó bị vi khuẩn hoặc nấm tấn công, ông Glatter nói.

Tình trạng trên có thể dẫn đến sốc nhiễm khuẩn và phải phẫu thuật để khâu lại vết thủng. Nếu điều trị chậm trễ sẽ dẫn đến tử vong, ông nói thêm.

Bụng dưới đau như thể bị đâm

Cơn đau ở vùng dưới giống như bị một con dao đâm vào và kèm theo buồn nôn, ói mửa sốt và ớn lạnh. Đây là dấu hiệu của sỏi thận. Người bệnh không nên chần chừ mà phải tìm đến bác sĩ càng sớm càng tốt, theo MSN.

Đau ở bụng dưới, bên trái

Cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới, bên trái và đau hơn khi di chuyển. Cơn đau dạng này có thể là do viêm ruột thừa.

Đau nặng hơn sau khi ăn món nhiều chất béo

Nếu cảm thấy đau sau khi ăn một món có nhiều chất béo và cơn đau ngày càng dữ dội thì đó rất có thể là dấu hiệu bất ổn ở túi mật, theo bác sĩ đường ruột Hardeep Singh tại Bệnh viện St.Joseph (Mỹ).

Túi mật là một túi nhỏ hình trái lê nằm bên dưới gan, ngay vị trí phía trên, bên phải của ổ bụng. Chức năng chính của túi mật là lưu trữ mật và dẫn mật đến ruột non để tiêu hóa chất béo, theo MSN.

Khi túi mật bị viêm, thường là do sỏi mật chặn ống dẫn mật đến ruột non, sẽ khiến túi mật phình to và gây đau, các chuyên gia cho biết.

Top 9 loại thực phẩm tốt nhất cho túi mật

Công việc chính của túi mật là tiêu hóa chất béo. Khi túi mật gặp trục trặc, bạn có thể bị trào ngược a xít, bị đầy hơi, buồn nôn, nôn và đau bụng. Vậy đâu là những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe của túi mật, để túi mật luôn khỏe mạnh và hạn chế các bệnh về túi mật, sỏi mật,...? Hãy tham khảo ngay bài viết sau đây.

Top 9 loại thực phẩm tốt nhất cho túi mật
Top 9 loại thực phẩm tốt nhất cho túi mật.

Túi mật có chức năng gì?

Túi mật là nơi dự trữ mật do gan bài tiết ra. Khi ăn thức ăn, túi mật có chức năng co bóp để đẩy dịch mật qua đường mật vào ruột non giúp tiêu hóa thức ăn. Những lắng đọng bất thường của các thành phần chính trong dịch mật sẽ hình thành nên bùn mật, sỏi mật. Sỏi mật thường gây ra đau bụng, viêm túi mật và viêm tụy.

Túi mật là một túi nhỏ hình quả lê, màu xanh, nằm ở mặt dưới của thùy gan phải, dài khoảng từ 6 – 8cm và rộng nhất là 3cm khi căng đầy. Đây là một bộ phận của đường dẫn mật ngoài gan, gồm có 3 phần: đáy, thân và cổ. 

Ống dẫn mật từ túi mật tới ống mật chủ dài 3 – 4cm, đoạn đầu rộng 4 – 5mm, đoạn cuối hẹp 2,5mm. Trong lòng ở phần trên của ống túi mật có những van gọi là van Heister làm cho ống túi mật không bị gấp lại và làm cho mật lưu thông dễ dàng.

Top 9 loại thực phẩm tốt nhất cho túi mật
Túi mật đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
Trong cơ thể, gan hoạt động sản xuất mật liên tục, mật là một chất dịch màu vàng hơi xanh lục, có vị đắng. Mật đóng một vai trò quan trọng vào quá trình tiêu hoá thức ăn. 

Muối mật là Natri Glycocholate và Natri Taurocholate có vai trò phân huỷ các chất béo, thúc đẩy cho hoạt động của các men Lipase (Phân huỷ Lipid). Chúng còn giúp cho các chất béo đã được tiêu hoá có thể đi qua được thành ruột.

Cũng tương tự như vậy, muối mật có tác dụng vận chuyển các Vitamin tan trong dầu như các vitamin A, D, E và K. Muối mật không bị mất đi mà được tái hấp thu sau khi sử dụng. Khoảng 80 – 90% muối mật sẽ theo máu chuyển lại về gan và kích thích gan sản sinh thêm mật. 

Mỗi ngày cứ 12 tiếng, gan tiết ra một lượng dịch mật khoảng 450ml, tuy nhiên thể tích tối đa của túi mật chỉ ở mức 30 – 60ml (95% là nước). Ngoài muối khoáng, muối mật, trong dịch mật còn có cholesterol và sắc tố mật. Khi không diễn ra sự tiêu hóa, dịch mật sẽ quay ngược trở về túi mật qua ống túi mật. Khi được dự trữ trong túi mật, mật sẽ bị mất bớt nước và trở nên cô đặc hơn. Khi chất béo đi vào tá tràng, túi mật bị kích thích, co bóp và tống mật xuống tá tràng.

Không có túi mật cơ thể sẽ như thế nào?


Mỗi năm có khoảng 600.000 người trải qua phẫu thuật cắt bỏ túi mật do viêm túi mật.

Không có túi mật, không thể tiêu hóa hết chất béo và kết quả là bị kém hấp thu và tiêu chảy, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tổng thể, theo Reader’s Digest.

Không có một chế độ ăn dành riêng cho túi mật, nhưng một số loại thực phẩm có thể giữ cho túi mật ở trạng thái tốt nhất trong khi những thức ăn khác có thể gây ảnh hưởng xấu đến túi mật. Vậy đâu là những thực phẩm tốt cho túi mật?

Top 9 loại thực phẩm tốt nhất cho túi mật

Quả bơ

Là thực phẩm giàu kali, bơ xếp hạng cao cho chế độ ăn tốt cho túi mật. Carrie Burrows, tiến sĩ khoa học dinh dưỡng ở Orlando (Mỹ), cho biết: đây là một siêu thực phẩm giàu chất béo lành mạnh và rất giàu kali. Kali là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự cân bằng chất lỏng và chất điện giải giúp giữ nước cho cơ thể.

Khi cơ thể thiếu nước sẽ hình thành sỏi mật. Sỏi mật hình thành khi mật quá đậm đặc, do đó việc giữ nước giúp pha loãng mật ở mức thích hợp, có thể ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật.

Có thể giảm nguy cơ sỏi mật bằng cách ăn bổ sung bơ vào khẩu phần ăn, theo Reader’s Digest.

Top 9 loại thực phẩm tốt nhất cho túi mật

Hạt lanh

Chất xơ giữ cho hệ thống tiêu hóa vận động, giúp loại bỏ độc tố và mật cũ ra khỏi cơ thể, nhưng khi không có đủ chất xơ, những chất này có thể tích tụ lại. Dòng chảy bị ứ đọng này có thể gây đầy hơi và táo bón.

Hạt lanh nghiền là một nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, theo tiến sĩ Will Bulsiewicz, bác sĩ tiêu hóa ở Mount Pleasant (Mỹ).

Một muỗng canh hạt lanh có khoảng 2,8 gram chất xơ. Nó cung cấp chất béo lành mạnh, tốt cho túi mật dưới dạng omega 3.

Cam

Cam là một trong những loại trái cây tốt cho sức khỏe. Thực phẩm giàu vitamin C như trái cây và quả có múi là một lựa chọn tuyệt vời khác cho túi mật khỏe mạnh, theo ông Bulsiewicz.

Các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Đức cho thấy vitamin C có tác dụng phòng ngừa bệnh sỏi mật. Việc bổ sung một chút vitamin C mỗi ngày có thể làm giảm một nửa nguy cơ sỏi mật. Và cam cũng không phải là thực phẩm giàu C duy nhất.

Top 9 loại thực phẩm tốt nhất cho túi mật

Các loại đậu

Một bữa ăn nhiều chất béo kích thích mật làm việc nhiều hơn, tiến sĩ Sheila Reddy, bác sĩ tiêu hóa ở Texas (Mỹ) giải thích.

Chế độ ăn có quá nhiều chất béo hoặc cholesterol có thể làm kết tinh chất béo trong mật và hình thành sỏi mật.

Các loại protein có nguồn gốc từ thực vật như đậu, đậu lăng và đậu phụ là những chất thay thế tuyệt vời cho thịt đỏ béo, một trong những thủ phạm chính gây viêm túi mật, nguyên nhân chính khiến phải cắt bỏ túi mật, bác sĩ Bulsiewicz cho biết thêm.

Không có chế độ ăn cho người đã bị cắt bỏ túi mật, nhưng những thực phẩm béo như đồ chiên, phô mai, kem và thịt nên được hạn chế sau phẫu thuật cắt túi mật, ông nói.

Rau có vị đắng, đậu bắp

Các loại rau có vị đắng, gồm xà lách xoăn, cần tây, cải thảo, lơ xanh và a ti sô, có thể là một trong những loại rau không chỉ tốt cho sức khỏe mà là những tác nhân giúp tiêu hóa chất béo tuyệt vời. Các thực phẩm đắng và đậu bắp, khi gặp thực phẩm béo, sẽ kích thích sản xuất mật, bác sĩ Tara Nayak, ở Philadelphia (Mỹ), giải thích.

Quả thật là thuốc đắng giã tật! David Friedman, một chuyên gia dinh dưỡng ở Wilmington (Mỹ), nhận xét.

Các vị thuốc khác bao gồm xà lách caron, tỏi tây, xà lách xoăn, thì là, rau cần tây, gừng ngâm và lá cây bồ công anh.

Thực phẩm đắng còn có tác dụng kích thích tiết nước bọt và sản xuất mật. Mật càng đắng thì hệ tiêu hóa hoạt động càng mạnh. Vị đắng tạo ra nước bọt, là khởi đầu của quá trình tiêu hóa, theo Reader’s Digest.

Rau lá xanh đậm

Rau bó xôi và lơ xanh, giàu magiê, có vai trò quan trọng đối với túi mật, vì sỏi mật chứa canxi. Magiê giúp loại bỏ canxi, vì vậy nó ngăn chặn tích tụ và hình thành sỏi mật, cô Nayak nói. Hạt bí ngô cũng rất giàu magiê.

Top 9 loại thực phẩm tốt nhất cho túi mật

Củ cải

Củ cải chứa betaine, một chất giúp bảo vệ gan và kích thích dòng chảy của mật để phân hủy chất béo. Đây là lý do tại sao củ cải nên là một yếu tố chính trong chế độ ăn hỗ trợ cho túi mật.

Cải thảo muối chua (Sauerkraut)

Các loại thực phẩm lên men như tương đậu nành Nhật bản (Miso), cải thảo muối dưa (Sauerkraut) và trà nấm thủy sâm (Kombucha), giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột, từ đó hỗ trợ túi mật. Giữ cho vi khuẩn đường ruột cân bằng sẽ làm giảm nhu cầu về mật và giảm áp lực túi mật, bác sĩ Nay Nayak cho biết.

Nước

Một trong những lí do để uống nước nhiều hơn là bảo vệ túi mật. Nước cần thiết cho tất cả các chất tiết ra trong cơ thể kể cả mật.


Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho các trường hợp bị sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan, sỏi tiết niệu và các trường hợp sau phẫu thuật, tán sỏi. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.


Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

6 triệu chứng thường gặp của bệnh viêm túi mật

Viêm túi mật có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính và thường gây nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe nếu không được chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu chú ý phát hiện ra bệnh từ sớm thì tỷ lệ chữa khỏi là rất cao. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể phát hiện được căn bệnh này một cách sớm nhất? Cùng tìm hiểu các dấu hiệu, triệu chứng viêm túi mật cấp tính để kịp thời chữa trị ngay từ bây giờ nhé!

6 triệu chứng thường gặp của bệnh viêm túi mật
6 triệu chứng thường gặp của bệnh viêm túi mật.

Viêm túi mật là bệnh gì?


Trong cơ thể của bạn, túi mật là một cơ quan chịu trách nhiệm lưu trữ dịch mật do gan bài tiết, từ đó giúp quá trình tiêu hóa thức ăn làm việc trơn tru, hiệu quả. Thế nhưng, một vài thói quen trong chế độ ăn uống hay sinh hoạt hàng ngày có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm túi mật về sau. 

Viêm túi mật là tình trạng nhiễm trùng ở túi mật. Túi mật là một túi nhỏ nằm dưới gan, chứa mật do gan tạo ra và có chức năng tiết mật vào ruột khi thức ăn được đưa vào. Mật giúp hòa tan chất béo trong thức ăn. Nguyên nhân chính gây ra viêm túi mật là do sỏi mật bị kẹt trong ống dẫn từ túi mật đến ruột. Nếu không chữa trị kịp thời, viêm túi mật có thể dẫn đến nhiễm trùng và thủng túi mật.

Những ai thường mắc phải viêm túi mật?

Bệnh viêm túi mật có thể xảy ra ở mọi người ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, bệnh thường xuất hiện nhiều hơn ở người cao tuổi và ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Với những trường hợp nguyên nhân bệnh không phải do sỏi mật, bệnh thường xảy ra ở nam giới và người cao tuổi.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm túi mật?


Do phần lớn bệnh sỏi mật có thể dẫn tới viêm túi mật, các triệu chứng của hai loại bệnh khá tương đồng nhau. Những yếu tố nguy cơ đối với viêm túi mật cũng giống như ở bệnh sỏi mật, bao gồm:

  • Tuổi trung niên
  • Béo phì
  • Chế độ ăn giàu chất béo
  • Nhịn đói
  • Sụt hoặc tăng cân quá mức
  • Tác dụng phụ từ thuốc đặc trị
  • Đang mang thai.
  • Bạn không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

6 triệu chứng phổ biến của bệnh viêm túi mật

- Vàng da, vàng mắt

Nếu túi mật của bạn bị chặn bởi sỏi mật thì bạn sẽ gặp phải tình trạng vàng da, vàng mắt. Do túi mật bị tắc nghẽn không thể di chuyển tới mật nên mật sẽ dần tích tụ và để lại một lượng bilirubin trong máu. Chính lượng bilirubin thừa này là nguyên nhân gây ra tình trạng vàng da, hoặc vàng mắt.

6 triệu chứng thường gặp của bệnh viêm túi mật
Nếu túi mật của bạn bị chặn bởi sỏi mật thì bạn sẽ gặp phải tình trạng vàng da, vàng mắ.

- Sốt cao

Ngay khi nhận thấy mình có hiện tượng sốt cao và người ớn lạnh thì bạn nên cẩn thận vì đó có thể là một dấu hiệu của bệnh viêm túi mật. Tình trạng viêm túi mật thường là do sỏi mật, nhiễm trùng do vi khuẩn, uống rượu bia, hoặc khối u ác tính trong cơ thể gây ra.

- Đau bụng sau bữa ăn

Hiện tượng này rất dễ xảy ra với nhiều người, đặc biệt là sau khi ăn đồ nhiều dầu mỡ. Lúc này, bạn sẽ nhận thấy các cơn đau đầu, khó chịu... Và để tiêu hóa chất béo dư thừa trong cơ thể thì bạn nên chủ động đi khám xem túi mật của mình đang có vấn đề gì.

- Có cảm giác đau nhói khi hít thở

Người mắc bệnh viêm túi mật không chỉ gặp phải tình trạng đau bụng, đau ngực... mà còn thường có cảm giác đau nhói khi hít thở vào. Đây là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng tắc nghẽn túi mật nên cần chủ động vào bệnh viện khám ngay, nhờ đó sẽ giúp chữa trị bệnh kịp thời.

6 triệu chứng thường gặp của bệnh viêm túi mật
Người mắc bệnh viêm túi mật không chỉ gặp phải tình trạng đau bụng, đau ngực... mà còn thường
có cảm giác đau nhói khi hít thở.

- Hay ợ nóng, khó tiêu

Nếu gặp phải tình trạng đầy hơi, khó tiêu thì có thể là do quá trình tiêu hóa của bạn đang bị gián đoạn. Mặc dù, triệu chứng này còn thường gặp phải ở một số căn bệnh khác nhưng không loại trừ khả năng có thể xảy ra ở túi mật. Do đó, nếu thấy hiện tượng ợ nóng, khó tiêu xảy ra thường xuyên thì nên tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

- Màu phân hoặc nước tiểu thay đổi khác thường

Nếu nhận thấy màu phân của bạn có sự thay đổi khác thường thì nó có thể là một dấu hiệu cho thấy túi mật của bạn đang gặp vấn đề, nhất là khi phân có màu nhợt nhạt, hoặc màu đất sét rỉ. Bên cạnh đó, nước tiểu của bạn có hiện tượng tối màu, kèm theo các triệu chứng mơ hồ khác cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm túi mật.

Viêm túi mật - Chẩn đoán và điều trị như thế nào?


Khi có các triệu chứng ở trên bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để có được sự chẩn đoán chính xác và lựa chọn các phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm túi mật?

Bác sĩ có thể chẩn đoán viêm túi mật từ bệnh sử và khám lâm sàng. Để có kết quả chính xác hơn, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang, xét nghiệm máu và siêu âm. Nếu siêu âm cho kết quả không rõ ràng, bác sĩ sẽ sử dụng một kỹ thuật X-quang đặc biệt chuyên chụp hình gan mật gọi là HIDA.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm túi mật?

Với Tây y, viêm túi mật thường được điều trị bằng phẫu thuật cắt túi mật. Phương pháp thông dụng nhất để cắt túi mật là nội soi. Phương pháp này cho phép bệnh nhân hồi phục trong thời gian ngắn và có thể xuất viện sớm. Đối với phẫu thuật nội soi, bác sĩ phẫu thuật rạch bốn lỗ nhỏ ở bụng, sau đó đưa dụng cụ xuyên qua những đường rạch này để cắt bỏ túi mật.

Nếu phẫu thuật nội soi không thể thực hiện, bạn cần phải được mổ hở, đòi hỏi thời gian nằm viện dài hơn.

Cắt bỏ túi mật không ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bạn, ngoại trừ chứng khó tiêu thỉnh thoảng xảy ra khi ăn thức ăn nhiều chất béo trong vòng từ 6 đến 12 tháng sau khi cắt bỏ túi mật. Nhưng tình trạng này thường sẽ dần dần tự hết.

Bác sĩ cũng chỉ định thuốc để làm tan sỏi, nhưng liệu pháp này phải cần vài tháng đến vài năm mới có hiệu quả và thường hiếm khi được sử dụng.


Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho các trường hợp bị sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan, sỏi tiết niệu và các trường hợp sau phẫu thuật, tán sỏi. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.


Sỏi mật trái sung (Tổng hợp)

“Mùa sỏi thận” - Làm gì để phòng bệnh?

Do sự gia tăng đột biến số ca bị sỏi thận mà mùa hè thường được các chuyên gia y tế gọi là mùa của sỏi thận. Số người mắc căn bệnh này trong mùa hè thường cao gấp đôi so với mùa đông.

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là sự mất nước và lượng vitamin D trong cơ thể tăng lên. Nếu cơ thể bị thiếu nước thì nước tiểu sẽ càng đặc và rất dễ kết tinh thành các tinh thể dẫn đến sỏi thận. Vì vậy, cần biết cách phòng tránh để không bị sỏi thận mùa hè.

Sỏi thận là bệnh gì?


Sỏi thận là sự lắng cặn muối và khoáng hình thành bên trong thận. Bệnh sỏi thận do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể thấy trong đường tiểu từ thận đến niệu quản (ống nối từ thận đến bàng quang) và ở bàng quang. Sỏi thận phổ biến ở những nước nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, chúng thường hình thành khi nước tiểu lắng cặn khiến các khoáng chất kết dính lại với nhau. Hầu hết các loại sỏi thận đều thoát ra ngoài một cách tự nhiên và có thể khiến người bệnh rất đau. Nếu được phát hiện sớm, sỏi thận sẽ không gây ra các tổn hại lâu dài, quan trọng là người bệnh được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng sau này.

“Mùa sỏi thận” - Làm gì để phòng bệnh?
Sỏi thận là sự lắng cặn muối và khoáng hình thành bên trong thận.

Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bị sỏi thận


Sỏi thận thường không có triệu chứng nếu không bị mắc ở đâu đó trong đường tiết niệu hoặc có thể trôi thuận lợi qua hệ bài niệu. Triệu chứng của sỏi thận bao gồm: Đau dữ dội vùng hông và lưng, vị trí phía dưới xương sườn, tình trạng đau lan đến vùng bụng dưới. Bệnh nhân thường xuyên buồn tiểu hoặc đau buốt khi đi tiểu. Nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi. Buồn nôn và nôn mửa, sốt và ớn lạnh, đặc biệt vị trí đau có thể thay đổi và đau có thể tăng lên.

Một số loại sỏi thận thường gặp


Sỏi thận hình thành khi nước tiểu có chứa nhiều các chất hình thành tinh thể mà chất lỏng có trong nước tiểu không thể pha loãng hoặc khiến chúng không kết dính với nhau. Các yếu tố nguy cơ gây sỏi thì có nhiều, trong đó điều kiện khí hậu nhiệt đới, không uống đủ nước, ra mồ hôi nhiều dễ gây sỏi. Chính vì vậy, mùa hè nóng bức là nguyên nhân gây tình trạng sỏi khiến bệnh nhân nhập viện nhiều hơn. Ngoài ra, chế độ ăn quá nhiều protein, muối hoặc đường, béo phì... cũng gây ra tình trạng sỏi thận.

- Sỏi canxi: Đây là loại sỏi thận phổ biến nhất, thường là canxi oxalate xảy ra tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm như một số loại rau quả, hạt, sôcôla, vitamin D liều cao có thể làm tăng nguy cơ mắc loại sỏi này. Theo thống kê, sỏi canxi chiếm khoảng 80% các trường hợp mắc sỏi. Bình thường, sỏi canxi cứng, có nhiều hình dạng, kích thước, mật độ khác nhau. Lượng canxi dư thừa trong cơ thể được đào thải qua thận, do nồng độ quá nhiều khó có thể hòa tan trong nước tiểu, nó sẽ kết hợp với các khoáng chất khác tạo thành sỏi.

- Sỏi struvite: Là loại sỏi nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Ðược hình thành trong tình trạng nhiễm khuẩn tồn tại kéo dài do các loại vi khuẩn có khả năng phân giải urê thành amonium. Ðiều này cho phép kết hợp giữa amonium và magiê, phosphate trong nước tiểu để hình thành sỏi. Khi đó, vi khuẩn hình thành sỏi sẽ bám dính luôn vào sỏi. Một điều chắc chắn rằng khi amonium càng bám nhiều thì sỏi sẽ lớn dần. Nó tiếp tục lớn lên và quấn quanh nhân sỏi cho đến khi toàn bộ khoảng trống trong bể thận đều được lấp đầy bởi sỏi. 

Với thời gian nhiễm khuẩn như thế có thể gây tổn thương thận cũng như sinh ung thư. Sỏi struvite ít khi gây nên cơn đau quặn thận do kích thước của nó. Ngay cả khi nó đi kèm với nhiễm khuẩn có thể tạo ra triệu chứng, nó cũng có thể không có triệu chứng điển hình của viêm bàng quang như tiểu nóng, tiểu nhiều lần. Phổ biến hơn thường là cảm giác mệt mỏi, sút cân, chán ăn và đi tiểu sậm màu. Ðôi khi có thể gây ra nhiễm khuẩn thận với triệu chứng đau lưng, sốt cao và bắt đầu tiểu đục. Vì triệu chứng của nó không đặc hiệu nên thường bệnh nhân chỉ được phát hiện tình cờ qua siêu âm hoặc Xquang vì một vấn đề khác.

- Sỏi axit uric: Thường xảy ra ở người không uống đủ nước, nhiều mồ hôi và người có chế độ ăn nhiều protein. Vì thế, khi phát hiện lượng acid uric trong máu tăng cao, người bị bệnh cần dừng hoặc hạn chế tối đa việc ăn thịt gia cầm và động vật, tránh bia rượu và gia tăng ăn hoa quả, rau xanh là điều đầu tiên cần làm. Nhiều người khi phát giác lượng acid uric máu tăng cường cao thì hốt hoảng đi mua thuốc về uống nhưng trên thực tế, người bệnh hãy thực hành thực đơn uống ngay tức thì. Nếu khi đó mà lượng acid uric vẫn tiếp theo gia tăng thì mới cần đến sự viện trợ của thuốc. Vấn đề đáng lo lắng là sỏi acid uric tuy không cứng tuy nhiên lại khó phát hiện hơn sỏi canxi.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?


Khi có biểu hiện nghi ngờ nghĩ đến sỏi thận, các biểu hiện gợi ý là khó tiểu, đau khiến ngồi hoặc phải ngồi ở vị trí nào đó mới cảm thấy thoải mái. Kèm theo các biểu hiện hơi sốt và ớn lạnh, tiểu ra máu..., cần đến bác sĩ chuyên khoa tiết niệu ngay để chẩn đoán và tư vấn cụ thể.

Chẩn đoán và điều trị


Nếu bác sĩ nghi ngờ bị sỏi thận, bệnh nhân sẽ được yêu cầu làm một số xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và chụp phim. Về điều trị thì tùy từng bệnh nhân, loại, kích thước sỏi cụ thể mà các bác sĩ sẽ có chỉ định cho phù hợp.

Sỏi nhỏ với ít triệu chứng thì có thể điều trị bằng thuốc giảm đau hoặc uống nhiều nước để loại thải sỏi ra ngoài. Những trường hợp sỏi lớn hơn hoặc trường hợp sỏi có gây đau hoặc tắc/giảm chức năng thận dẫn tới chảy máu hoặc nhiễm trùng cần phương pháp điều trị tích cực hơn: Kỹ thuật không xâm lấn (tán sỏi ngoài cơ thể), kỹ thuật điều trị ít xâm lấn (nội soi tán sỏi qua da, nội soi tán sỏi thận qua da siêu nhỏ, nội soi niệu quản).

Lời khuyên của thầy thuốc


Để phòng ngừa sỏi thận, cần chú ý đến lối sống đơn giản có thể có hiệu quả như: Uống đủ nước, (khoảng 2 - 3 lít nước mỗi ngày) tốt nhất là nước tinh khiết hoặc nước thảo dược, nhất là mùa nóng khi nhu cầu uống nước nhiều hơn. Ăn ít đồ ăn chứa nhiều oxalate. Giảm ăn muối và protein động vật. Tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng thực phẩm bổ sung canxi... Tránh bất động lâu và cần điều trị đúng mức các nhiễm khuẩn niệu. Ðiều trị các bệnh liên quan đến đường tiểu... điều đó sẽ giảm được tình trạng mắc sỏi thận.


Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho các trường hợp bị sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan, sỏi tiết niệu và các trường hợp sau phẫu thuật, tán sỏi. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.



Theo ThS. Nguyễn Đình Liên (SK & ĐS)

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi mật

Sỏi mật là bệnh về đường tiêu hóa và là một chứng bệnh rất phổ biến hiện nay. Sỏi mật được hình thành chủ yếu từ sự kết tụ của cholesterol, do mất cân bằng của các thành phần có trong dịch mật như cholesterol, billirubin, muối canxi...Trong hệ thống gan mật, sỏi có thể xuất hiện ở nhiều vị trí, nhưng nhiều nhất là trong đường mật, túi mật. Nguyên nhân của những cơn đau quặn mật bên hạ sườn buộc bệnh nhân đi cấp cứu thường do sỏi mật gây ra. Vậy dấu hiệu, triệu chứng và biến chứng sỏi mật như thế nào?

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sỏi mật

Bệnh sỏi mật có nhiều loại, tùy theo vị trí hình thành sỏi mà sỏi mật được phân thành các loại khác nhau như: Sỏi túi mật, sỏi đường dẫn mật, sỏi mật trong gan… Tùy theo vị trí của sỏi mà biểu hiện của bệnh có những đặc điểm khác nhau. Mỗi loại sỏi ngoài những biểu hiện chung của bệnh sỏi mật, chúng cũng có những triệu chứng điển hình.

Đau, sốt, vàng da, rối loạn tiêu hóa là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh sỏi mật.

Các triệu chứng chung của bệnh sỏi mật:

4 triệu chứng phổ biến thường gặp nhất ở các bệnh nhân bị bệnh sỏi mật là:

- Đau bụng, mạn sườn: Vị trí đau của sỏi mật ở vùng dưới bờ sườn bên phải hoặc vùng thượng vị. Có thể là những cơn đau dữ dội hoặc đau âm ỉ, đau dai dẳng hoặc thoáng qua, tùy theo thương tổn của túi mật. Đặc điểm đau của sỏi mật là cơn đau tăng lên sau ăn, khác với đau dạ dày thường là tăng khi đói. Không kể trường hợp đau dữ dội, cơn đau của túi mật nhiều khi khó phân biệt với đau của các bệnh dạ dày - tá tràng, đại tràng.

- Sốt: Là biểu hiện khi xảy ra nhiễm trùng ở túi mật, một biến chứng thường gặp của bệnh túi mật, nhất là sỏi hoặc bùn mật.

- Vàng da: Bệnh sỏi mật ít khi gây vàng da vì túi mật chỉ là bộ phận phụ bên cạnh đường mật chính. Biểu hiện đầu tiên của vàng da là nước tiểu vàng sậm, kế đến là mắt vàng và sau đó là da vàng. Nếu chỉ thấy da vàng mà nước tiểu không vàng thì không phải là chứng vàng da. Vàng da chỉ xuất hiện khi thương tổn ở túi mật quá nặng nên gây tắc nghẽn đường mật chính, như trong trường hợp sỏi túi mật rơi xuống đường mật chính, viêm túi mật cấp gây phù nề ứ trệ đường mật, viêm túi mật mãn gây dính tắc vùng ngã ba túi mật - đường mật, u túi mật xâm lấn đường mật.

- Rối loạn tiêu hóa: Cơn đau cấp tính ở túi mật có thể gây buồn nôn và nôn ói. Các trường hợp khác, bệnh nhân có thể cảm giác đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn, sợ mỡ. Các triệu chứng này cũng dễ nhầm với bệnh của dạ dày - tá tràng và của đường tiêu hóa.

Các triệu chứng điển hình của từng loại sỏi trong bệnh sỏi mật

- Sỏi đường mật trong gan: triệu chứng chính là cơn đau vùng hạ sườn phải lan ra vai phải hoặc xương bả vai, đau bụng gan thường xảy ra sau bữa ăn nhiều dầu mỡ, đau nhiều về đêm. Đôi khi xuất hiện đau cả vùng thượng vị (trên rốn) làm cho lầm tưởng cơn đau của dạ dày. Khi đau kèm theo nôn, cơn đau kéo dài từ vài giờ đến vài ngày có thể dẫn dẫn đến sốt cao đột ngột. Tuy vậy, cũng có nhiều trường hợp có sỏi mật trong gan nhưng không biểu hiện triệu chứng nào, chỉ khi xét nghiệm mới phát hiện bệnh.

- Sỏi ống mật chủ: Người  bệnh sỏi ống mật chủ, thường có triệu chứng đau bụng. Khi cơn đau kéo dài thường dẫn đến sốt và rét run. Kế tiếp là vàng da, vàng mắt, đi ra phân bạc màu.

- Sỏi ngã ba đường dẫn mật: Sỏi ở vị trí này thường gây nên cơn đau bụng dữ dội và cũng có thể dẫn đến tắc mật làm, vàng mắt, vàng da và ra phân bạc màu

- Sỏi túi mật – cổ túi mật: Ở thể bệnh này bệnh nhân thường đau bụng dữ dội, co cứng vùng hạ sườn phải. Nếu có hiện tượng tắc nghẽn, túi mật ngày càng to dần lên, khi sờ có thể thấy túi mật căng phồng, sờ vào rất đau. Nếu không kịp thời xử trí có thể đưa đến viêm túi mật cấp tính kèm theo sốt cao.

Hình ảnh về bệnh sỏi mật – Ảnh Sỏi Mật Trái Sung.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi mật

Bệnh sỏi mật có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm gây nguy hại không lường cho sức khỏe người bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Các biến chứng của sỏi mật thường rất rõ ràng và gây đau dữ dội cho cơ thể:

- Bị bệnh sỏi mật lâu ngày dễ gây viêm nhiễm đường dẫn mật và túi mật bởi một số vi sinh vật, đặc biệt là vi khuẩn đường ruột như E.coli, Proteus. Nhiễm khuẩn huyết do sỏi làm thủng các đường dẫn mật, gây rò mật, mật chảy vào bên trong ổ bụng như tá tràng, dạ dày đại tràng,… gây biến chứng nguy hiểm, gây viêm tụy cấp hoặc viêm tụy mãn tính kéo dài.

- Sỏi mật cũng có thể gây nên viêm túi mật cấp tính làm rò rỉ dịch mật gây nên viêm màng bụng cấp tính (viêm phúc mạc- mật). Đây là một biến chứng rất nguy hiểm, phải can thiệp bằng ngoại khoa và nếu không xử trí kịp thời sẽ để lại hậu quả rất nặng nề cho người bệnh, gây sốc nhiễm khuẩn, có thể tử vong.

- Sỏi mật cũng có thể gây nên ứ nước túi mật gây hiện tượng tắc túi mật mãn tính, kéo dài. Khi sỏi mật làm viêm nhiễm nặng đường dẫn mật, gây ách tắc, ứ mật lâu ngày, dần dần làm ảnh hưởng rất lớn đến nhu mô gan, nhiễm độc gan, tác động xấu đến chức năng của gan và nguy hiểm nhất là làm xơ gan.

- Viêm đường mật do sỏi cũng rất có nguy cơ gây nhiễm khuẩn huyết - một bệnh nhiễm trùng cực kỳ nguy hiểm.

Trên đây là các biểu hiện và biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi mật để mọi người có thể biết và phòng chống kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Khi nghi ngờ bị sỏi mật cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được xác định, tư vấn, điều trị sỏi mật hiệu quả nhất tránh để xảy ra biến chứng. Mặt khác bệnh sỏi mật hay bị tái phát, vì vậy, nên khám bệnh theo định kỳ và đặc biệt là một thời gian sau khi điều trị (theo Tây Y hay Đông Y) cảm thấy có dấu hiệu bất thường như đau bụng, sốt, vàng da xuất hiện lại là phải đi khám bệnh ngay.


Sỏi Mật Trái Sung do Andong Pharma sản xuất được bào chế từ hơn 25 loại thảo dược  có tác dụng điều trị và phòng ngừa tái phát hiệu quả cả 3 loại sỏi như sỏi mật, sỏi thận, sỏi gan. Ngoài tác dụng bào mòn sỏi, bài sỏi, Sỏi Mật Trái Sung còn có ưu điểm giảm các triệu chứng đau, tình trạng viêm nhiễm và đặc biệt là cải thiện chức năng gan mật, thận từ đó loại bỏ cả căn nguyên gây ra bệnh sỏi.


Sỏi bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sỏi bàng quang là chứng bệnh thường gặp ở người trưởng thành, chiếm khoảng 1/3 các trường hợp có sỏi ở hệ tiết niệu. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ, nhưng nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn. Ứ đọng nước tiểu tiểu do có chướng ngại ở cổ bàng quang hay niệu đạo được xem là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh sỏi bàng quang.

Sỏi bàng quang luôn tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm và rất khó lường với sức khỏe người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vậy bệnh sỏi bàng quang là gì? Nguyên nhân, triệu chứng của sỏi bàng quan là gì? Sỏi bàng quang có nguy hiểm không? Điều trị khó hay dễ? Cùng Sỏi Mật Trái Sung tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.

Sỏi bàng quang là gì?

Sỏi bàng quang là một khối bao gồm các chất hóa học khác nhau được hình thành từ thận, niệu quản hay tạo ra ngay ở bàng quang. Sỏi bàng quang thường tròn, ít khi xù xì góc cạnh, có loại bé như hạt ngô cũng có loại như quả trứng gà hay nắm tay, thường là một viên đôi khi có nhiều hơn. Sỏi thường nằm ở đáy bàng quang di chuyển theo tư thế bệnh nhân. Khi bị sỏi bàng quang tùy theo kích thước của viên sỏi, số lượng sỏi và một số yếu tố khác mà có thể đưa đến một số biến chứng từ đơn giản đến phức tạp, nguy hiểm.

Sỏi bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Hình minh họa về Sỏi bàng quang – Ảnh Sỏi Mật Trái Sung.
Thành phần hóa học của sỏi đường tiết niệu nói chung và sỏi bàng quang nói riêng chủ yếu là chất canxi và amoni - magiê - photphat hoặc photphat canxi hoặc oxalic hoặc xystin, nhưng thường là sỏi hỗn hợp và được bao bọc xung quanh bởi một lớp nhân tơ huyết - bạch cầu.

Sỏi bàng quang đôi khi chỉ có một viên nhưng cũng có thể là nhiều viên sỏi tích tụ lại. Kích thước của sỏi bàng quang cũng khác nhau, đôi khi chỉ nhỏ bằng hạt ngô, đốt ngón tay nhưng có trường hợp to bằng quả trứng gà, đặc biệt có những trường hợp sỏi bàng quang nặng tới 1kg.


Sỏi niệu quản - Triệu chứng và cách chữa trị

Cũng giống như sỏi thận, sỏi niệu quản hình thành do sự lắng đọng các khoáng chất trong nước tiểu đáng lẽ phải được hòa tan và đào thải ra ngoài nhưng vì một nguyên nhân nào đó chúng lại bị lắng đọng lại trong niệu quản và tạo thành sỏi, bùn sỏi, sạn sỏi trong niệu quản. Sỏi niệu quản làm tắc nghẽn đường lưu thông của nước tiểu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, viêm thận, rối loạn hệ tiết niệu thậm chí tử vong. Vậy bệnh sỏi niệu quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sỏi niệu quản như thế nào? Người bị sỏi niệu quản nên ăn gì?... Sau đây là những kiến thức cơ bản về sỏi niệu quản mà bạn cần biết.

Sỏi niệu quản là gì? Có nguy hiểm không?

Niệu quản là 1 đường ống dài khoảng 25cm dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, càng xuống cuối niệu quản càng hẹp lại. Sỏi niệu quản là sỏi thường di chuyển từ thận xuống niệu quản, dạng nguy hiểm nhất trong các bệnh về sỏi tiết niệu. Sỏi nằm trong lòng niệu quản và gây cản trở dòng nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Do sự tắc nghẽn này mà thận bị ứ đọng nước tiểu và gây ra các biến chứng.

Sỏi niệu quản - Triệu chứng, biến chứng và cách chữa trị
Niệu quản là 1 đường ống dài khoảng 25cm dẫn nước
tiểu từ thận xuống bàng quang.
Sỏi có thể gặp ở bất cứ đoạn nào của niệu quản nhưng hay gặp nhất là 3 vị trí hẹp sinh lý của niệu quản: đoạn nối thận vào niệu quản, đoạn nối niệu quản vào bàng quang và đoạn niệu quản nằm phía trước động mạch chậu. Số lượng thường là 1 viên, đôi khi nhiều viên hay thành một chuỗi sỏi. Đoạn niệu quản có sỏi thường viêm dính dày lên, đoạn niệu quản trên dãn to, đoạn niệu quản dưới teo nhỏ, chít hẹp….

Sỏi niệu quản - Triệu chứng và cách chữa trị
Sỏi trong niệu quản (ống kết nối thận và bàng quang)- Ảnh minh họa.

Sỏi niệu quản nguy hiểm đến mức nào?

Nhiều người thấy sỏi niệu quản nhỏ (chỉ từ vài mm đến 1cm) liền cho rằng nó không nguy hiểm bằng sỏi thận tuy nhiên thực tế thì mức độ nguy hại của sỏi niệu quản lớn hơn sỏi thận gấp nhiều lần. Chúng cần được phát hiện sớm và có biện pháp tán sỏi kịp thời.

Sỏi niệu quản nhỏ nhưng có gai nhọn, khi di chuyển, cọ xát, va chạm vào đường niệu là nguyên nhân tạo ra những cơn đau sống lưng, đái ra máu, tiểu buốt, tiểu rát. Trường hợp xấu sỏi bị kẹt trong cuống đài thận làm tắc cuống đài thận, dần dần khiến thận dãn như 1 túi nước, đau quặn thắt.

Nhiễm trùng đường tiểu cũng thường xuyên diễn ra khi sỏi cọ xát vào đường niệu khiến chúng bị viêm, phù nề. Nhiễm trùng có thể dẫn đến suy thận, hoại tử đường tiểu, vỡ thận, vỡ bàng quang.

Sỏi niệu quản có thể tấn công bất kỳ ai, vì vậy, mỗi người hãy tự bảo vệ mình bằng cách uống đủ 2- 3 lít nước mỗi ngày. Nếu phát hiện dấu hiệu lạ khi đi tiểu, ứ đọng hay viêm nhiễm đường tiểu cần phải xử lý ngay. Sỏi càng nhỏ điều trị càng dễ, việc nên áp dụng biện pháp dùng thuốc, tán sỏi bằng laser hay mổ mở phụ thuộc vào kích cỡ, vị trí sỏi, người bệnh cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên môn.