Bệnh sỏi túi mật là một căn bệnh
khá phổ biến ở Việt Nam khi có đến 8 – 10% dân số hiện nay bị mắc căn bệnh này.
Chế độ ăn uống không hợp lý là một trong những nguyên nhân chính gây nên sỏi
túi mật. Do đó mộ chế độ ăn uống khoa học quyết định lớn tới hiệu quả điều trị
sỏi túi mật. Bởi chúng sẽ giúp làm giảm sự hình thành và phát triển kích thước
của sỏi túi mật, cũng như ngăn các triệu chứng đầy trướng, chậm tiêu hay đau tức
hạ sườn phải… trở nên tồi tệ hơn. Vậy người bị sỏi túi mật nên ăn gì và kiêng ăn những gì để điều trị sỏi túi
mật hiệu quả và ngăn ngừa sỏi tái phát?
Sỏi túi mật là gì?
Bệnh sỏi túi mật được hình thành chủ yếu từ sự kết tụ của cholesterol,
do mất cân bằng của các thành phần có trong dịch mật. Ví dụ như khi lượng
cholesterol ở trong dịch mật gia tăng quá mức, vượt quá khả năng hòa tan của muối
mật hay khi lượng muối mật giảm đi sẽ dẫn tới hình thành sỏi cholesterol. Ngoài
ra, còn có thể gặp sỏi sắc tố mật hình thành do sự kết tụ của bilirubin trong một
số bệnh như thiếu máu hồng cầu liềm, xơ gan…
Sỏi túi mật nên ăn gì và kiêng ăn những gì? |
Túi mật có nhiệm vụ lưu giữ mật -
chất lỏng được sản xuất bởi gan gồm có nhiều thành phần như: cholesterol,
bilirubin (sắc tố mật) và muối mật… Trong bữa ăn, túi mật co bóp để đưa dịch mật
vào ruột non, hỗ trợ tiêu hóa chất béo.
Túi mật dung tích 30 – 60 ml, nằm
ở mặt dưới của gan, bên cạnh và nối với đường mật chính. Chiếu lên thành bụng,
túi mật nằm ở bên phải, dưới bờ sườn. Vì vậy, khi túi mật bị sưng, thì cơn đau
sẽ xuất hiện ở vị trí này.
Mật ở trong túi mật đã cô đặc rất
nhiều lần, dịch này sẽ được bơm vào đường mật chính dùng để tiêu hóa thức ăn có
nhiều chất béo.
Dịch mật trong túi mật chứa nhiều
chất, hòa trộn với nhau theo một tỷ lệ thích hợp để cho mật ở trạng thái lỏng .
Ăn thức ăn có nhiều chất béo làm thay đổi tỷ lệ của những chất này là điều kiện
tạo nên sỏi.
Nguyên nhân gây bệnh sỏi túi mật
- Di truyền: Nếu trong gia đình bạn
có người mắc sỏi túi mật, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc
sỏi túi mật cao hơn nam giới.
- Thừa cân hoặc béo phì
- Giảm vận động của túi mật: do
ít vận động, ngồi nhiều; chế độ ăn uống quá kiêng khem hoặc nuôi ăn qua đường
tĩnh mạch.
- Chế độ ăn uống quá nhiều
cholesterol.
Sỏi túi mật nên ăn gì và kiêng gì?
Sỏi túi mật nên ăn gì?
Không có một quy tắc chung về chế
độ ăn uống để làm giảm triệu chứng sỏi túi mật. Tùy vào từng trường hợp cụ thể
mà người bệnh cân nhắc sao cho phù hợp.
Chất béo tốt:
Tiêu thụ quá nhiều chất béo sẽ
làm gan tăng đào thải cholesterol (thành phần chính sỏi túi mật). Nhưng ngược lại,
không sử dụng chất béo sẽ làm tăng kích thước sỏi mật, bởi dịch mật không hề được
đưa xuống ruột non. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thay vì tiêu thụ chất béo xấu,
thì lựa chọn sử dụng chất béo tốt với lượng vừa phải sẽ giúp giữa được túi mật
khỏe mạnh. Nguồn chất béo tốt bạn nên lựa chọn gồm dầu oliu, dầu dừa. Bạn có thể
dùng các loại dầu này để chế biến món ăn, nhưng chỉ nên sử dụng khoảng 1 - 2 muỗng
cà phê dầu/ngày. Nguồn chất béo tốt cũng được tìm thấy trong các loại dầu hạt cải,
quả bơ, hạt điều, hồ đào và cá biển (cá hồi, cá thu).
Protein (chất đạm):
Thay vì sử dụng protein có trong
thịt, cá, trứng, sữa… bạn có thể lựa chọn nguồn protein có nguồn gốc từ thực vật
như đậu tương, gạo, mì, ngô và các loại hạt khác.
Thực phẩm chứa Lecithin:
Lecithin là một thành phần quan
trọng trong dịch mật, giúp phân hủy chất béo và cholesterol. Hàm lượng lecithin
thấp trong dịch mật có thể thúc đẩy sự hình thành sỏi mật cholesterol. Những thực
phẩm nhiều lecithin bạn nên tiêu thụ gồm: đậu nành, kiều mạch, mầm lúa mì, đậy
phộng…
Tăng cường chất xơ:
Người bệnh sỏi túi mật nên tiêu
thụ 30 - 40gam chất xơ mỗi ngày. Chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan (có độ nhớt
cao) giúp tăng cường hoạt động của hệ thống tiêu hóa, phòng táo bón, tiêu chảy
và làm chậm hấp thu chất béo sau khi ăn. Sau đây là một số lưa ý khi chọn chất
xơ:
- Đặt mục tiêu tiêu thụ tốt thiểu
3 khẩu phần rau xanh và 2 khẩu phần trái cây trong ngày. Một khẩu phần tương
đương 15gam. Bạn nên ăn trái cây vào bữa sáng, bữa ăn phụ, ăn rau vào bữa trưa,
tối và có thể cả bữa sáng.
- Nên chọn các loại rau giàu chất
xơ như cải bó xôi, bông cải xanh, đập bắp, đậu lăng… Nên ăn trái cây nguyên quả,
chẳng hạn như cam, bưởi, mâm xôi, dâu tây, quýt…
- Nếu bạn yêu thích ăn vặt, đừng
chọn bánh kẹo ngọt mà nên ăn hạt hướng dương, hạt bí, hồ đào, hạnh nhân…
Uống nhiều nước:
Bất cứ khi nào bạn cảm thấy bụng
khó chịu, đau nhẹ hạn sườn phải, bạn nên ngay lập tức uống một cốc nước lớn,
các cơn đau có thể giảm sau 1h. Bởi nước là dung môi rất cần thiết cho cơ thể,
giúp tăng đào thải độc tố và làm giảm kích thích co túi mật. Thay vì uống nước
lọc, bạn có thể cho một vài giọt tinh dầu, hoặc 1 vài lát chanh thái mỏng,
chúng cũng sẽ rất có ích cho hoạt động của đường mật.
Cà phê:
Nếu bạn không mắc các bệnh tim mạch,
rối loạn nhịp tim, bạn có thể sử dụng 2 cốc cà phê mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy,
sử dụng cà phê thường xuyên có thể làm giảm 40% nguy cơ phát triển sỏi túi mật.
Sỏi túi mật nên ăn gì và kiêng ăn những gì? |
Sỏi túi mật nên kiêng gì?
Chất béo xấu:
Chất béo xấu là những chất béo
không lành mạnh, có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong dịch mật - tăng nguy
cơ mắc bệnh sỏi mật và kích hoạt một cơn đau túi mật. Những chất béo này có nhiều
trong các sản phẩm từ sữa nguyên chất, pho mát, bơ, thịt gia cầm... Nguồn chất
béo thứ 2 bạn cần tránh là chất béo chuyển hóa hay chất béo trans có trong đồ
chiên và thức ăn nhanh, nguồn thực phẩm chế biến sẵn (bánh quy, khoai tây
chiên, xúc xích, thịt đóng hộp, thịt hun khói).
Thực phẩm giàu cholesterol:
Duy trì lượng cholesterol vừa phải
trong cơ thể sẽ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Nhưng khi bạn tiêu thụ quá nhiều thực
phẩm có chứa cholesterol, chúng sẽ làm tăng kích thước sỏi túi mật. Những thực
phẩm có chứa nhiều cholesterol bạn nên hạn chế: lòng đỏ trứng, gan, tôm, bơ, thịt
gà, đồ ăn nhanh, phô mai que…
Đường, tinh bột tinh chế:
Là những chất bột, đường đã qua
quá trình tinh luyện, chiết tách làm giảm bớt hàm lượng chất xơ và bổ sung thêm
các vi chất, khoáng chất khác. Nếu sử dụng quá nhiều nguồn tinh bột này có thể
làm đường trong máu tăng cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật, tiểu đường.
Thực phẩm dễ gây kích ứng đường
tiêu hóa:
Các triệu chứng sỏi túi mật dường
như trầm trọng hơn khi bạn tiêu thụ phải những thực phẩm có thể gây kích ứng, dị
ứng đường tiêu hóa. Thực phẩm dễ gây tình trạng này có sữa, gluten, sò, tôm,
cua, đậu phộng…
Bên cạnh đó, khi bị sỏi túi mật,
thay vì ăn 3 bữa chính, bạn có thể chia thành 5,6 lần trong ngày. Bởi ăn có no
có thể khiến hệ tiêu hóa và đường mật bị quá tải, túi mật càng co bóp mạnh hơn,
dẫn tới tăng triệu chứng đau mạn sườn phải và tiêu chảy.
Trên đây là những kiến thức cơ bản
mà Sỏi Mật Trái Sung tổng hợp và chia sẻ để giải đáp cho câu hỏi sỏi túi mật nên ăn gì và kiêng ăn những gì? Hy vọng bạn sẽ
có thêm những kiến thức hữu ích về căn bệnh khá phổ biến này để xây dựng và
luôn ý thức thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để giảm các nguy cơ dẫn
đến bệnh sỏi túi mật cũng như các quá trình điều trị sỏi túi mật đạt hiệu quả
cao nhất.