Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017

Sỏi túi mật có nguy hiểm không?


Bệnh sỏi túi mật lại là một căn bệnh bệnh thường gặp ở nước ta, chiếm tới khoảng 8 – 10% dân số. Sỏi túi mật ban đầu, những triệu chứng của sỏi có thể rất mơ hồ và thường chỉ phát hiện tình cờ qua thăm khám sức khỏe định kỳ, hoặc khi sỏi đã gây ra biến chứng. Vậy sỏi túi mật có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Sau đây là những kiến thức cơ bản về bệnh sỏi túi mật mà bạn cần biết.

Sỏi túi mật là gì?


Sỏi túi mật được hình thành chủ yếu từ sự kết tụ của cholesterol, do mất cân bằng của các thành phần có trong dịch mật. Ví dụ như khi lượng cholesterol ở trong dịch mật gia tăng quá mức, vượt quá khả năng hòa tan của muối mật hay khi lượng muối mật giảm đi sẽ dẫn tới hình thành sỏi cholesterol. Ngoài ra, còn có thể gặp sỏi sắc tố mật hình thành do sự kết tụ của bilirubin trong một số bệnh như thiếu máu hồng cầu liềm, xơ gan…

Túi mật có nhiệm vụ lưu giữ mật - chất lỏng được sản xuất bởi gan gồm có nhiều thành phần như: cholesterol, bilirubin (sắc tố mật) và muối mật… Trong bữa ăn, túi mật co bóp để đưa dịch mật vào ruột non, hỗ trợ tiêu hóa chất béo.

Túi mật dung tích 30 – 60 ml, nằm ở mặt dưới của gan, bên cạnh và nối với đường mật chính. Chiếu lên thành bụng, túi mật nằm ở bên phải, dưới bờ sườn. Vì vậy, khi túi mật bị sưng, thì cơn đau sẽ xuất hiện ở vị trí này.

Mật ở trong túi mật đã cô đặc rất nhiều lần, dịch này sẽ được bơm vào đường mật chính dùng để tiêu hóa thức ăn có nhiều chất béo.

Dịch mật trong túi mật chứa nhiều chất, hòa trộn với nhau theo một tỷ lệ thích hợp để cho mật ở trạng thái lỏng . Ăn thức ăn có nhiều chất béo làm thay đổi tỷ lệ của những chất này là điều kiện tạo nên sỏi.
Sỏi túi mật có nguy hiểm không
Sỏi túi mật có nguy hiểm không.

Nguyên nhân gây sỏi túi mật


- Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người mắc sỏi túi mật, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc sỏi túi mật cao hơn nam giới.
- Thừa cân hoặc béo phì
- Giảm vận động của túi mật: do ít vận động, ngồi nhiều; chế độ ăn uống quá kiêng khem hoặc nuôi ăn qua đường tĩnh mạch.
- Chế độ ăn uống quá nhiều cholesterol.

Triệu chứng sỏi túi mật


Bệnh sỏi túi mật có nhiều hiểu hiện triệu chứng tương tự nhau, các triệu chứng phổ biến nhất có thể xảy ra là:

- Đau bụng: Vị trí đau của túi mật ở vùng dưới bờ sườn bên phải hoặc vùng thượng vị. Có thể là những cơn đau dữ dội hoặc đau âm ỉ, đau dai dẳng hoặc thoáng qua, tùy theo thương tổn của túi mật. Đặc điểm đau của túi mật là cơn đau tăng lên sau ăn, khác với đau dạ dày thường là tăng khi đói. Không kể trường hợp đau dữ dội, cơn đau của túi mật nhiều khi khó phân biệt với đau của các bệnh dạ dày - tá tràng, đại tràng.

- Rối loạn tiêu hóa: Cơn đau cấp tính ở túi mật có thể gây buồn nôn và nôn ói. Các trường hợp khác, bệnh nhân có thể cảm giác đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn, sợ mỡ. Các triệu chứng này cũng dễ nhầm với bệnh của dạ dày - tá tràng và của đường tiêu hóa.

- Vàng da: Bệnh sỏi túi mật ít khi gây vàng da vì túi mật chỉ là bộ phận phụ bên cạnh đường mật chính. Biểu hiện đầu tiên của vàng da là nước tiểu vàng sậm, kế đến là mắt vàng và sau đó là da vàng. Nếu chỉ thấy da vàng mà nước tiểu không vàng thì không phải là chứng vàng da. Vàng da chỉ xuất hiện khi thương tổn ở túi mật quá nặng nên gây tắc nghẽn đường mật chính, như trong trường hợp sỏi túi mật rơi xuống đường mật chính, viêm túi mật cấp gây phù nề ứ trệ đường mật, viêm túi mật mãn gây dính tắc vùng ngã ba túi mật - đường mật, u túi mật xâm lấn đường mật.

- Sốt: Là biểu hiện khi xảy ra nhiễm trùng ở túi mật, một biến chứng thường gặp của bệnh túi mật, nhất là sỏi

Sỏi túi mật có nguy hiểm không.
Sỏi túi mật có nguy hiểm không.

Sỏi túi mật có nguy hiểm không?


Sỏi túi mật nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Nếu vị trí sỏi ở cổ túi mật, sẽ cản trở sự lưu thông bình thường của dịch mật, gây tắc nghẽn đường mật, muối mật kích thích gây tổn thương thành túi mật, lúc đó vi khuẩn sẽ xâm nhập vào trong túi mật và phát triển gây ra viêm túi mật cấp.

Rối loạn vận động túi mật

Tình trạng rối loạn vận động của túi mật chính là sự suy giảm chức năng túi mật mà không hề có sự xuất hiện của sỏi. Nguyên nhân có thể là viêm mạn tính, căng thẳng, vấn đề về cơ trơn của túi mật hoặc cơ vòng Oddi quá chặt. Ngoài ra cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy suy giảm chức năng tuyến giáp cũng gây nên tình trạng rối loạn vận động mật.

Có hai dạng rối loạn vận động túi mật hay gặp đó là:

- Giảm khả năng co bóp của túi mật: Túi mật bị mất trương lực, tống đẩy mật khó khăn, gây ứ mật và làm túi mật bị giãn ra. Rối loạn này không gây đau đớn nhiều nhưng sẽ làm bệnh nhân thường xuyên bị đầy trướng, khó tiêu.

- Các cơ trơn co lại khiến dịch mật trong túi mật không ra được và không xuống được tá tràng. Túi mật sẽ tăng co bóp làm tăng áp lực trong túi mật gây ra những cơn đau quặn gan.

Viêm túi mật

90% các trường hợp viêm túi mật là do sỏi túi mật gây ra. Viêm túi mật có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tuần hoàn, chảy máu các tạng, viêm phúc mạc, lỗ rò vào đường tiêu hóa...

Các triệu chứng của viêm túi mật: Đau tức bụng, buồn nôn, ói mửa, ăn không ngon, sốt, ớn lạnh hoặc đầy hơi thường xảy ra sau bữa ăn đặc biệt bữa ăn nhiều dầu mỡ.

Ung thư túi mật

Ung thư túi mật khó chẩn đoán vì nó thường không có dấu hiệu hay triệu chứng cảnh báo trước. Trong thực tế, ung thư túi mật chỉ được phát hiện tình cờ khi cắt túi mật do các nguyên nhân khác như sỏi mật. Còn nếu có triệu chứng tại thời điểm được chẩn đoán, ung thư túi mật đã ở giai đoạn nặng. Lúc này người bệnh có thể sẽ gặp những triệu chứng như: Đau bụng đặc biệt ở phần trên bên phải của bụng, đầy hơi, ngứa ngáy, sốt, chán ăn, giảm cân, buồn nôn, vàng da và lòng trắng của mắt.
Ung thư túi mật không phổ biến, nếu phát hiện sớm, loại bỏ túi mật và các mô bị ảnh hưởng trong ống dẫn mật là điều trị tiêu chuẩn. Nhưng nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì cơ hội sống sót của bệnh nhân là rất thấp.

Polyp túi mật

Polyp túi mật còn gọi là u nhú niêm mạc tuyến mật, là một dạng tổn thương dạng u hoặc giả u phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật. Chúng thường vô hại và hiếm khi gây ung thư túi mật. Hầu hết các polyp là kết quả của sự tích tụ cholesterol. Đây là một bệnh khá phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mắc giữa nam và nữ.

Polyp túi mật thường không có triệu chứng và không cần điều trị. Các polyp này thường được tình cờ phát hiện khi làm siêu âm túi mật. Polyp túi mật thường không gây đau. Do đó, mọi người không nên quá sợ hãi khi phát hiện polyp trong túi mật của mình. Cách tốt nhất là theo dõi siêu âm mỗi sáu tháng. Khi khối polyp đủ lớn, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ, điều này hoàn toàn đơn giản và không nguy hiểm sức khỏe của bạn.

Có nên cắt bỏ túi mật khi bị sỏi túi mật?


Như chúng ta đã biết, gan chúng ta mỗi ngày tạo ra 1 lít mật, mật này cô đặc và dự trữ trong túi mật. Đến bữa ăn, túi mật co bóp và chuyển dịch mật trong túi mật vào tá tràng giúp tiêu hoá các chất béo.
Khi túi mật bị cắt bỏ (thường do sỏi mật), gan vẫn sản xuất dịch mật đều đặn, chất lượng và số lượng dịch mật không hề thay đổi. Nhưng thay vì đi con đường vòng như trước kia, nay dịch mật đi nhanh hơn và đổ thẳng xuống  tá tràng  ngay cả khi không có thức ăn. Điều này có thể gây ra những rối loạn rối loạn nhất định về tiêu hóa như đầy trướng, chậm tiêu hay chán ăn.

Sau phẫu thuật, cũng có khoảng 10 – 15% người bệnh gặp phải hội chứng sau cắt túi mật, với các triệu chứng tương tự sỏi mật như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, vàng da, vàng mắt, sốt cao…., Nguyên nhân gây nên hội chứng này vẫn chưa được giải thích rõ ràng, nhưng có thể liên quan đến sự thích nghi của cơ thể khi thiếu vắng túi mật hoặc do còn sót sỏi ở trong đường mật. Các triệu chứng này có thể thoáng qua và biến mất sau một vài tuần, nhưng cũng có nhiều trường hợp kéo dài dai dẳng trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Với nguyên nhân cắt túi mật là do bệnh sỏi túi mật, sỏi mật khoảng 50% người bệnh sẽ cần nhập viện lần 2 để điều trị do sỏi phát sinh tại những vị trí khác trong đường ống dẫn mật.

Do đó, sau cắt túi mật, điều cần thiết phải làm là duy trì hoạt động bình thường của hệ thống tiêu hóa bằng cách hạn chế thực phẩm giàu cholesterol (lòng trắng trứng, phủ nội tạng động vật), giảm thức ăn dầu mỡ, chiên xào; thay vào đó bạn nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ. Sau đó khi cơ thể đã thích ứng trở lại, người bệnh có thể tập ăn lại từng ít một và tăng dần lên.

Thấu hiểu được vai trò, chức năng của hệ thống gan mật cũng như những nguyên nhân gây nên sỏi mật, sỏi túi mật. Bằng sự kết hợp của hơn 25 thành phần dược liệu trị sỏi khác nhau như: Trái sung, Kim tiền thảo, Nấm linh chi, Hương phụ, Nhân trần, Kim ngân hoa, Uất kim.,… Sỏi Mật Trái Sung giúp cải thiện chức năng gan mật, điều trị làm tan sỏi và chống viêm túi mật, viêm đường mật hiệu quả.



Sự kết hợp của các loại thảo dược trên không chỉ tạo ra tác động kép: lợi mật, tăng vận động đường mật, kháng khuẩn và kháng viêm, từ đó giúp điều chỉnh được rối loạn của hệ thống gan mật nên ngăn được nguy cơ tái phát sỏi, mà còn là một giải pháp hữu ích để giúp bạn loại bỏ hoàn toàn các biến chứng sau cắt túi mật trên đường tiêu hóa.

Trên đây là những kiến thức cơ bản  Sỏi Mật Trái Sung tổng hợp và chia sẻ để giải đáp cho câu hỏi sỏi túi mật có nguy hiểm không. Nếu bạn quan tâm, hoặc cần được tư vấn về sỏi túi mật và cách điều trị, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé.