Nhịn tiểu thường xuyên có thể dẫn đến nhiều tác hại về lâu dài cho cơ
thể như nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, suy thận, viêm bàng quang, ung
thư bàng quang... Do đó, dù bận rộn đến đâu bạn cũng không nên nhịn tiểu.
Nhịn tiểu thường xuyên có thể dẫn đến nhiều tác hại về lâu dài cho cơ thể. |
Khi nhịn tiểu, vỏ não sẽ ức chế
phản xạ đi tiểu bằng cách ức chế trung tâm đi tiểu tại cầu não khiến cơ vòng niệu
đạo ngoài, cơ vòng niệu đạo trong đóng lại. Đồng thời ức chế co cơ bàng quang.
Các cơ vòng này là nguyên nhân gây ra cảm giác mệt mỏi khi bạn giữ nó. Theo thời
gian, việc nhịn tiểu thường xuyên có thể làm suy yếu các cơ vòng trong bàng
quang của bạn, và điều này cuối cùng có thể dẫn đến tình trạng tiểu không hết,
tiểu són, tiểu không gọn.
Nước tiểu nằm trong bàng quang
càng lâu càng có nguy cơ trở thành môi trường sinh sản cho vi khuẩn, có thể dẫn
đến nhiễm trùng và lan truyền đến thận, hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Không
chỉ vậy, nhịn tiểu thường xuyên kéo dài có thể khiến bạn mắc chứng tiểu không hết.
Bình thường, sau khi đi tiểu trong bàng quang không còn nước tiểu, bàng quang trở
thành một khoang ảo do các mặt của nó áp vào nhau. Ngược lại, nếu đi tiểu không
hết, nước tiểu còn lại trong bàng quang, lúc đầu ở mức độ nhẹ rồi biến chất
theo thời gian, gây nhiễm trùng ngược dòng lên thận.
Vậy thì nên đi tiểu bao nhiêu lần
trong một ngày? Đối với người lớn, bạn có thể giữ được khoảng hai cốc nước tiểu
trước khi bộ não nhận ra rằng bạn cần phải đào thải nước tiểu ra khỏi cơ thể.
Theo tiến sĩ Neil Grafstein, Khoa
tiết niệu Bệnh viện Mount Sinai ở New York, Mỹ, tuy không có con số quy định
chính xác số lần một người bình thường nên đi tiểu, nhưng hầu hết mọi người sẽ
đi tiểu với tần suất dao động từ 4 - 7 lần trong một ngày, trong đó có 1 lần
vào ban đêm.
Số lần này có thể thay đổi hay bị
ảnh hưởng bởi lượng chất lỏng nạp vào cơ thể - tiểu nhiều hơn khi uống quá nhiều
cà phê hay rượu -, hoặc do tâm trạng căng thẳng hay lo lắng, hoặc do mức độ nhạy
cảm của bàng quang.
Như vậy, số lần đi tiểu trong một
ngày chỉ là con số tương đối vì còn chịu nhiều tác động bởi các yếu tố bên
ngoài. Thế nhưng mỗi khi cơ thể có nhu cầu, bạn không nên nhịn tiểu quá lâu để
tránh ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của bàng quang và làm tăng nguy cơ nhiễm
trùng đường tiết niệu.
Nguồn: Sỏi Mật Trái Sung (Theo Body and Soul)